Tiêu chí đánh giá hoạt động thanh tra tại chỗ của NHNN:

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước việt nam đối với các ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 27 - 31)

1.2.8.ỉ. Tiêu chỉ đảnh giá quỵ trình thanh tra tại chỗ:

Tiêu chí này đánh giá tính hợp pháp, hiệu quả, khách quan của quy trình TTTC, trên cơ sở này luận văn xây dựng những tiêu chí trọng tâm nhất.

* Tính đầy đủ của quy trình.

Hoạt động TTTC được thực hiện theo quy trình quy định, quy trình đầy đủ thì sẽ đảm bảo cho công tác TTTC được thực hiện khách quan, chặt chè, đúng theo quy định của pháp luật. Hiện có Thông tư 05/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định “Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra”, đây là căn cứ cơ bản để đánh giá tính đầy đủ cùa quy trình. Thông tư này quy định chung cho tất cả các ngành, đối với mỗi ngành có những đặc thù riêng nên tùy tình hình thực tiễn mà có thể linh hoạt áp dụng cho phù hợp. Quy trinh được đánh giá là đầy đủ khi thực hiện cơ bản 3 bước đã trình bày ở mục 1.2.6.

O

* Tính khoa học, tôi ưu của quy trình.

Tính khoa học, tối ưu của quy trinh thể hiện ờ việc thực hiện quy trình có trình tự khoa học, tránh trùng lắp, chồng chéo. Quy trinh khoa học, tối ưu, gọn nhẹ sẽ bảo đảm cho công tác TTTC được thông suốt, hiệu quả cao. Quy trinh theo quy định của pháp luật đã được các nhà làm luật phân tích, nghiên cứu để đảm bảo tính khách quan, khoa học. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng có thề phát sinh nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn, nếu quy trinh có những vấn đề chưa khoa học, chưa tối ưu thì nên đề xuất với cơ quan chức năng chỉnh sửa để phù hợp với thực tiễn.

ỉ.2.8.2. Tiêu chỉ đánh giả trực tiếp hoạt động thanh tra tại cho.

* Tính chỉnh xác, đầy đủ của Kết luận thanh tra.

Trách nhiệm Đoàn thanh tra là thanh tra đầy đủ những nội trong quyết định thanh tra và trong kế hoạch tiến hàng thanh tra, phản ánh đầy đủ, chính xác những vấn đề phát hiện. Ngoài ra kết luận thanh tra phản ánh được cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, tăng trưởng các chỉ tiêu qua các năm, nêu những lĩnh vực mà TCTD có nguy cơ rúi ro cao đế cảnh báo tiềm ẩn rủi ro...Có như vậy thanh tra mới đưa ra được những kết luận chính xác, đánh giá đúng thực trạng hoạt động tại thời điểm thanh tra giúp cho TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả.

* Chất lượng các cuộc thanh tra tại chỗ.

- Chỉ tiêu này thể hiện khả năng nhận định, phát hiện vấn đề của các cán bộ trong Đoàn, cách thức xử lý của cơ quan tiến hành thanh tra đối với đối tượng thanh tra. Có hạn chế, sai phạm rõ ràng nhưng có thế Đoàn không phát hiện ra do kỹ năng của cán bộ chưa cao, như thế thì chưa đánh giá chất lượng cuộc TTTC đó tốt được. Ngược lại, có những hạn chế, sai phạm TCTD che giấu rất kỹ nhưng bằng nhũng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ tốt, bằng nhận định, phán đoán nhạy bén, Đoàn đã phát hiện ra và chấn chỉnh, xừ lý kịp thời, như thể căn cứ vào đó để đánh giá chất lượng cuộc TTTC này cao.

- Khi phát hiện ra thì sẽ có nhiều cách xử lý vấn đề, phương án ưu tiên là sẽ chọn cách xử lý nhằm bảo đảm việc chấp hành đúng pháp luật nhưng ảnh hưởng thấp nhất đến hoạt động kinh doanh binh thường của TCTD.

4- Các sai phạm mang tính đơn lẻ mức độ chưa nghiêm trọng hay sai phạm do quá trình tác nghiệp nhưng chưa đến mức gây hậu quả nghiêm trọng thì việc xử lý là khắc phục, bổ sung, chỉnh sửa trong phạm vi vụ việc đó.

+ Các sai phạm mang tính hệ thống, các sai phạm có tính chất nghiêm trọng hay cố tình làm sai để vụ lợi đến mức phải xử phạt thì lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

* Kết quả thực hiện xử phạt vi phạm hành chỉnh, kiến nghị mà kết luận thanh tra đã nêu.

Tiêu chí này đánh giá kết quả chấp hành, khắc phục, chỉnh sửa những sai phạm mà TTNH đã xử lý (những trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính...), những kiến nghị trong kết luận thanh tra.

- Đối với sai phạm bị xử phạt vi phạm hành chính: Đánh giá căn cứ vào kết quả chấp hành xử phạt trong thời hạn quy định, TCTD đã có khắc phục, sửa chữa như thế nào để tránh xảy ra những sai phạm tương tự, TCTD đã kiểm điểm, xử lý như thế nào đối với tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm.

- Đối với kiến nghị: Đánh giá căn cứ vào việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra đã được các TCTD thực hiện trong thời hạn quy định, kết quả thực hiện kiến nghị, còn khó khăn vướng mắc nào mà kiến nghị chưa thực hiện được, nguyên nhân chậm hay không thực hiện được kiến nghị. Các biện pháp mà NHNN đã áp dụng đối với các kiến nghị chậm hay không thực hiện.

* Tính chủ động, khách quan trong hoạt động thanh tra tại chỗ.

Tính chủ động: Tiêu chí này đánh giá tính chủ động về thời gian, nhân sự, nội dung TTTC. Thể hiện qua sự linh hoạt trong việc lập kế hoạch, ra quyết định thanh tra, tránh được sự trùng lắp về thời gian, nội dung giữa Thanh tra NHNN Chi nhánh với Cơ quan TTGSNH hay với các cơ quan chức năng khác như kiểm toán Nhà nước...

Tính khách quan: Thể hiện việc nhân sự Đoàn có mối quan hệ thân thuộc với đối tượng thanh tra không (bố mẹ vợ chồng con), có mối quan hệ về sở hũu không (thành viên Đoàn là cổ đông lớn của đối tượng thanh tra...).

21

* Việc chăp hành quy chê Đoàn Thanh tra.

của Pháp luật trên nguyên tắc bảo đảm chính xác, khách quan, trung thục, công khai, dân chủ, kịp thời; đúng nội dung, đối tuợng, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tố chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Hiện có Quyết định 2151/2006/QĐ-NHNN ban hành quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra. Đây là căn cứ chính đề đánh giá việc chấp hành quy chế của tất cả các thành viên trong Đoàn. Chỉ tiêu này được đánh giá trên nhiều nội dung trong đó có những nội dung chính như: Các thành viên Đoàn thanh tra có thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định không, có vi phạm nhừng hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra không, có ghi chép nhật ký Đoàn thanh tra không, có khiếu nại, tố cáo gi các thành viên trong Đoàn không.

* Sự phối hợp của NHNN VN vó'i NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố và các Cơ quan chức năng trong hoạt động TTTC.

Tiêu chí này đánh giá mức độ và hiệu quả sự phối hợp giừa NHNN VN với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các Cơ quan chức năng trong công tác TTTC. Độ chính xác, đầy đủ trong nhận định, đánh giá các rủi ro và hạn chế, sai phạm được đánh giá là rất quan trọng, đòi hỏi hoạt động thanh tra không thể chủ quan trong nhận định, đánh giá. Trong nhiều trường hợp cần có sự chù động phối hợp với NHNN VN và các Cơ quan chức năng nhằm trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ về nghiệp vụ...

Các cơ quan chức năng hỗ trợ thiết thực cho hoạt động TTTC như: NHNN Việt Nam hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ; Trung tâm thông tin tín dụng cung cấp thông tin, tình hình vay vốn của khách hàng; Cơ quan Công an hỗ trợ giám định chữ ký, giám định tài tiệu chứng cứ có tính chất chuyên môn kỹ thuật, phối hợp điều tra những vụ việc phức tạp; Các Phòng nghiệp vụ của các đon vị trong Cơ quan TTGSNH và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố hỗ trợ về thông tin, nghiệp vụ chuyên môn của Phòng đó...

1.2.8.3. Tiêu chỉ đảnh giá gián tiếp hoạt động thanh tra tại chỗ.

* Chăt lượng tài sản có và cơ câu tín dụng của các TCTD.

- Chất lượng tài sản có: gồm chất lượng của các khoản cho vay, bảo lãnh, các khoản đầu tư, góp vốn mua cổ phần... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động NH của các TCTD gồm rất nhiều hoạt động nghiệp vụ, tuy nhiên nghiệp vụ tín dụng luôn chiêm tỷ trọng lớn và là nguôn thu chủ yêu của các TCTD. Đánh giá chất lượng tài sản có bao gồm đánh giá chất lượng tín dụng như tỷ lệ nợ xấu hệ thống, khà năng thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro...

Theo quy định hiện nay, tỷ lệ nợ xấu < 3% được đánh giá là thấp, trên 3% đến dưới 5% thì được đánh giá trung bỉnh, trên 5% được đánh giá là cao. Khả năng thu hồi nợ xấu được đánh giá dựa trên tình hình tài chính của khách hàng, hiệu quả kinh doanh và tính thanh khoản của tài sản bảo đảm.

- Vê cơ câu tín dụng: thê hiện cơ câu có hợp lý vê tỷ lệ câp tín dụng ngăn hạn, trung hạn, dài hạn so với cơ cấu nguồn vốn huy động. Cơ cấu có phù hợp với định hướng của NHNN trong từng thời kỳ không như: tỷ lệ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản; cho vay đầu tư chứng khoán; cho vay phi sản xuất, cho vay cầm cố bằng vàng...

* Tính an toàn của hệ thống TCTD.

Đây là một tiêu chí vĩ mô chịu ảnh hưởng của nhiều yểu tố tác động. Tuy nhiên khi hoạt động TTTC phát huy tốt hiệu quả thì sẽ làm tăng tính an toàn của hệ thống. Tiêu chí này đánh giá, xem xét hoạt động của hệ thống TCTD có bảo đảm an toàn vốn, đảm bảo thanh khoản, có TCTD nào rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, có tình trạng bất ốn định về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn (ví dụ như có tin đồn thất thiệt làm dân đến rút tiền hàng loạt không, có nhiều tồ chức, cá nhân khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến hoạt động ngân hàng không...), có nguy cơ cao xảy ra đỗ vỡ hệ thống không.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước việt nam đối với các ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 27 - 31)