Các tiêu chí đánh giá quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại công ty TNHH samsung electronics việt nam (Trang 34 - 36)

Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhân lực trong doanh nghiệp là công tác cần thiết giúp nhà quản trị nắm bắt hiệu quả quá trình quản lý nhân lực và bao gồm yếu tố sau:

Thứ nhất, Tiêu chí về phân tích công việc và hoạch định nhân lực:

- Phân tích công việc: Nhà quản lý xác định rõ được kỳ đối với nhân

lực và làm cho nhân lực hiểu được các kỳ vọng, và chính người lao động hiểu được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc. Phân tích công việc để có bàn mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc, dùng để làm cơ sở cho các hoạt động quản lý khác nên cần nội dung phù hợp, đầy đủ và khi có đổi mới về khoa học kỹ thuật vẫn đáp ứng về công việc.

- Hoạch định nhân lực: Nhà quản trị đáp ứng đủ nhân lực về cả số

lượng và chất lượng đúng thời điểm, kèm theo chính sách phù hợp mang tính dài hạn, ổn định cho các kế hoạch nhân lực.

Thứ hai, Tiêu chí về đánh giá năng lực tô chức thực hiện:

- Đánh giá tuyên dụng nhân lực: Thể hiện ờ số lượng hồ sơ xin việc

trong đợt tuyển dụng để đánh giá về sự hấp dẫn của doanh nghiệp với ứng viên, thời gian tuyển dụng nhân lực để xem sự chuyên nghiệp trong công tác thực hiện. Cuối cùng là thể hiện qua số lượng nhân lực được tuyển về chất và lượng gồm kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ và sức khoe.

- Đánh giá vê bô trí và sử dụng nhân lực: Từng vị trí nhân lực cùa đơn vị phải được sắp xếp và sử dụng một cách họp lý nhằm đảm bảo hiệu quả và năng suất trong việc. Tại mồi vị trí khác nhau đòi hỏi số lượng và yêu cầu phù họp, qua đó còn tỷ lệ nghỉ việc, nhân lực kinh nghiệm gắn bó với doanh nghiệp.

- Đánh giá đào tạo và phát trỉên nhân lực: Thời gian đào tạo và tỷ lệ

tham gia đánh giá tính hợp lý về thời gian và chất lượng đào tạo. Loại hình đào tạo cho thấy đa dạng, từ đó đánh giá tính hiệu quả trong thực hiện. Chi phí đào tạo cho thấy mức độ quan tâm và đầu tư của doanh nghiệp như nào, mức độ phù hợp trong khả năng tài chính để xem xét, điều chỉnh.

- Đánh giả hoạt động tiền lương và đãi ngộ: Là chế độ, chính sách

phúc lợi dành cho người lao động, chi phí nhân công là tồng chi phí sử dụng để chi trả cho nhân lực như lương, thưởng, đào tạo, phúc lợi,v.v. Và nhà quản trị cần nắm bắt đầy đủ số liệu để quản lý một cách hiệu quả nhàm mang lại sự hài lòng cao cho nhân viên, đảm bảo chi phí nhân lực hợp lý và phân bổ hiệu quả công việc.

Ket quả hoạt động kinh doanh: Kết quả trong quản lý nhân lực ảnh

hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp từ lập kế hoạch, mục tiêu, tuyến dụng nhân lực, bố trí công việc, kiểm tra đánh giá kết quả lao động.

Thứ ba, Tiêu chí về kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện công việc

- Mửc độ chuyên nghiệp, trách nhiệm công việc: Tỷ lệ nhân lực hoành thành công việc cho thấy tỷ lệ nhân lực có tinh thần trách nhiệm trong công việc,trình độ, năng lực của lao động biểu hiện ở bằng cấp, mà còn là tính chuyên nghiệp, thái độ thực hiện công việc. Các tiêu chí sử dụng đo lường mức độ chuyên nghiệp của người lao động là: am hiểu công việc, ý thức kỷ luật, thái độ tích cực, giao tiếp cơi mở, tinh thần tập thể. Và ngược lại với tỷ lệ không hoàn thành công việc để nhân viên có cố gắng, kế hoạch điều chỉnh đàm bào chất lượng trong công việc, và nhà quản lý từ đó nắm bắt tình hình thực trạng chất lượng nhân lực nội tại của doanh nghiệp để có điều chỉnh phù hợp.

- Mức độ vi phạm nội quy: Việc tuân thủ quy định công ty là yêu tô đê đánh giá thái độ, hành vi của nhân lực.

- Mức độ hài lòng: Cho thấy mức độ thỏa mãn và hài lòng của nhân lực đối với quá trình và kết quả đánh giá.

1.3. Cơ sờ thực tiễn về quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại công ty TNHH samsung electronics việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)