III. Chương IV Cơ quan giải quyết bồi thường: Gồm 08 Điều (từ Điều 33 đến Điều 40), quy định về cơ quan giải quyết bồi thường trong các hoạt động: quản
1. Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính (Điều 33)
đến Điều 40), quy định về cơ quan giải quyết bồi thường trong các hoạt động: quản lý hành chính; tố tụng hình sự; tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể. Giải quyết bồi thường đối với thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra trong quá trình thực thi công vụ là trách nhiệm của Nhà nước. Theo đó, cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường thay mặt Nhà nước thực hiện giải quyết việc bồi thường. Vì vậy, việc xác định cơ quan giải quyết bồi thường tại Chương này được xây dựng trên nguyên tắc cơ quan ra quyết định gây oan sau cùng sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, trong thực tế, đặc biệt là trong các giai đoạn tiến hành tố tụng có những điểm khó xác định một cách rành mạch cơ quan nào là cơ quan ra quyết định gây oan sau cùng. Chính vì vậy, bên cạnh quy định cụ thể cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. Đối với các cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, do tính đặc thù của hoạt động này nên được quy định cụ thể tại các điều 38, 39 và 40. Quy định như trên về cơ quan giải quyết bồi thường của Luật đã góp phần khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm giải quyết bồi thường, hạn chế tình trạng không xác định được cơ quan giải quyết bồi thường; tăng cường hiệu quả hoạt động giải quyết bồi thường của các cơ quan nhà nước, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.
1. Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính(Điều 33) (Điều 33)
Theo quy định tại Điều 33 của Luật, cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, gồm những cơ quan sau:
Thứ nhất, cơ quan giải quyết bồi thường ở Trung ương bao gồm:
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 của Luật;
- Tổng cục, cục, các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan giải
quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
Thứ hai, cơ quan giải quyết bồi thường ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương bao gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
- Cơ quan chuyên môn hoặc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
Thứ ba, Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan giải quyết bồi thường trong
trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
Thứ tư, Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường
họp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
Thứ năm, cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin theo quy định của Luật
Tiếp cận thông tin.
Thứ sáu, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ người
tố cáo theo quy định của Luật tố cáo.
Thứ bảy, cơ quan ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức. Thứ tám, tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật
về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. Đây là quy định mới được bổ sung để phù hợp với nguyên tắc.