1. Điểm mạnh:
Hiện đang là Market Leader với số lượng khách hàng sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu của ABI Research, 6 tháng đầu năm 2019, đã có 200 triệu chuyến xe hoàn thành thông qua các ứng dụng tại Việt Nam. Trong số này, Grab áp đảo với 146 triệu cuốc xe, tương đương 73% thị phần. Xếp thứ hai là Be, doanh nghiệp nội vừa mới tham gia thị trường từ tháng 12/2018. Thống kê của ABI cho thấy Be hoàn tất 31 triệu cuốc xe trong 6 tháng, giành được 16% thị phần. Go-Viet, đứa con của Go-Jek tại thị trường Việt Nam, chỉ xếp thứ ba với 21 triệu chuyến xe hoàn thành, tương ứng 10% thị phần. 1% còn lại thuộc về FastGo và các ứng dụng khác.
Hình 3: Thị phần các app gọi xe tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019
Có nguồn vốn khổng lồ đến từ các quỹ đầu tư hàng đầu trên thế giới. Có thể kể đến một số khoản đầu tư lớn như là của DiDi chuixing và Softbank vào năm 2017 với số tiền lên tới 2 Tỷ $; Hay là khoản đầu tư trị giá 1 Tỷ $ của Toyota….. Qua đó có thể thấy được tiềm lực tài chính rất lớn đằng sau để Grab có thể độc tôn trong ngành mà “lấy lỗ làm lời” này.
Có nhiều tính năng và phương thức thanh toán đa dạng. Trong khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Grab là Go-Viet chỉ có 3 tính năng là xe máy, giao hàng và giao đồ ăn thì Grab lại có tính năng đa dạng hơn như là GrabCar, GrabTaxi, GrabHotel…. Còn về phương thức thanh toán, tất cả các ứng dụng khác như là Be, Go-Viet, Fast-go…. Chỉ hổ trợ thanh toán bằng tiền mặt thì Grab hổ trợ cả tiền mặt, cả thẻ thanh toán và cả ví điện tử.
Có số lượng tài xế đông đảo. Tính đến tháng 5/2019, Grab có khoảng 190.000 tài xế trải khắp 43 tỉnh thành.
2. Điểm yếu:
Lộ trình hiển thị trên App chưa tới ưu. Cùng một mục đích di chuyển từ điểm A đến điểm B nhưng thường lộ trình mà app xác định thường xa hơn lộ trình mà khách hàng biết. Điều này dễ dẫn đến bức xúc cho khách hàng bởi lẻ lộ trình chính là cơ sở để Grab tính cước, và dỉ nhiên lộ trình xa hơn đồng nghĩa với việc khách hàng phải trả nhiều tiền hơn. Chưa thuyết phục được khách hàng sử dụng dịch vụ thường xuyên. Đa phần khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ của Grab khi có khuyến mãi. Điều này khiến cho Grab phải luôn bỏ ra một chi phi rất lớn để duy trì khách hàng; khiến cho công ty vẫn chưa thể có lời mặc dù đã hoạt động 5 năm tại thị trường Việt Nam.
Chưa kiểm soát được thái độ phục vụ của các tài xế cũng như thời gian hoạt động của họ khiến cho có lúc một khu vực dư thừa tài xế nhưng lại có lúc không thể đặt được xe vì không có tài xế nào.
S
- Số lượng khách hàng và tài xế đông, dàn trải trên nhiều khu vực
- Thời gian đợi xe ngắn
- Trang bị bảo hiểm cho tài xế và hành khách - Có tổng đài hỗ trợ
- Hình thức thanh toán đa dạng - Ứng dụng cài đặt nhanh, dễ dàng - Tài xế phản hồi nhanh khi đặt xe
W
- Nhiều nơi khó tìm thấy tài xế
- Chưa thuyết phục nhiều khách hàng sử dụng thường xuyên
- Thái độ 1 số tài xế chưa tốt : đi lạng lách, quát nạt, ...
- Có tính sẵn phí trước khi đặt xe
- Đánh giá về tài xế đa phần tốt - Có đánh giá về tài xế sau khi kết thúc chuyến đi - Có nhiều chương trình ưu đãi - Dễ định vị tài xế
O
- Nhu cầu đi lại của khách hàng cao ở Hà Nội
- Số lượng người sử dụng smartphone tăng mạnh - Độ phủ sóng của wifi cao, giá cước 3G, 4G rẻ - Nhiều tài xế tham gia
Grab_bike : 150.000 tài xế đầu năm 2019 - Thuận tiện hơn so với dịchvụ đặt xe truyền thống : không bị bóp giá, tìm tài xế nhanh hơn qua app... 6. Đề xuất chiến
T
- Khách hàng vẫn ưu tiên sử dụng phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng như Bus - Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gờm như Go-Viet, Bebike, .. - Giá xăng gây biến động doanh thu, lợi nhuận
Cơ hội
- Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, hạ tầng thông tin phổ biến hơn bao giờ hết, chi phí sử dụng 3g 4g tại Việt Nam nằm trong số rẻ nhất trong khu vực, ai cũng có cho mình 1 chiếc smartphone.
- Quy mô dân số lớn, dân số tập trung nhiều ở thành thị và có xu hướng gia tăng, quy mô thị trường những người sử dụng dịch vụ ngày càng mở rộng.
- Thu nhâp của người dân cũng như số tiền chi dùng cho các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng.
- Các quy định của pháp luật cho Grab tại Việt Nam còn lỏng và hạn chế hơn nhiều so với các nước khác
- Số lượng tài xế xe máy dày đặc cũng như tâm lý ưa chuộng xe máy tạo điều kiện thuận lợi cho Grab triển khai các loại hình như Grabbike hoặc mới đây là Grabcar. - Grab hiện nay đã có vị thế cao nhất trên linh vực gọi xe thông minh, họ có ưu thế áp đặt giá, gây áp lực lên cả tài xế và khách hàng.
Thách thức
- Đối thủ, Go-Jek, đã ra mắt dịch vụ gọi xe máy tại Việt Nam vào năm ngoái, đang lên kế hoạch mở rộng sang taxi.
- Grab và các đối thủ không chỉ cạnh tranh trên thị trường gọi xe, mà còn là cuộc đua trở thành người dẫn đầu "siêu ứng dụng" về hàng hóa và dịch vụ, cho phép người dùng đặt chuyến đi và thức ăn, sắp xếp giao hàng và thực hiện thanh toán qua di động.
- Chi phí lao động ngày càng tăng.
- hầu hết các dịch vụ tiện ích mới mà Grab liên tục ra mắt người sử dụng (lái xe, người tiêu dùng) đều đang ở dạng “mập mờ” về mặt pháp lý, chưa được cấp phép hoạt động do pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng cũng như thiếu chế tài xử lý vi phạm nghiêm khắc.
- Grab là doanh nghiệp có trụ sở tại Singapore và đang hoạt động xuyên biên giới, dòng tiền cho vay và thanh toán sẽ luân chuyển như thế nào cũng là một câu hỏi còn bỏ ngỏ cho các nhà hoạch định chính sách thuế và ngân hàng của Việt Nam.