Câu 1. Đối tượng nào sau đây phải được thẩm định và kết luận về tiêu chuẩn chính trị?
A. Người được xem xét, kết nạp vào Đảng.
B. Cán bộ, đảng viên được đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu để bầu vào cấp uỷ, làm cán bộ chủ chốt, làm đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
C. Người làm việc tại cơ quan, bộ phận, vị trí trọng yếu, cơ mật của hệ thống chính trị.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 2. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp là bao nhiêu?
A. Tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp đạt từ 20-25%. B. Tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp đạt từ 15-20%.
C. Tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp đạt từ 10-15%. D. Tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp không dưới 10%.
Câu 3. Theo Quy định số 05-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương quy định việc kết nạp người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng quy định các trường hợp không xem xét kết nạp vào Đảng như thế nào?
A. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
B. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. C. Đã vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên.
D. Đã vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình 2 lần trở lên.
Câu 4. Theo Quy định số 05-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương quy định việc kết nạp người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng quy định thời gian phấn đấu để được xem xét kết nạp lại vào Đảng đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình như thế nào?
A. Ít nhất là 12 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba. B. Ít nhất là 24 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba. C. Ít nhất là 36 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba. D. Ít nhất là 60 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba.
Câu 5. Theo Quy định số 05-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương quy định việc kết nạp người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng quy định thẩm quyền kết nạp vào Đảng đối với quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình như thế nào?
A. Phải được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi ban thường vụ cấp ủy huyện (hoặc tương đương) xem xét, quyết định.
B. Do ban thường vụ cấp ủy tỉnh (hoặc tương đương) xem xét, quyết định. C. Do ban thường vụ cấp ủy huyện (hoặc tương đương) xem xét, quyết định. D. Phải được Ban Tổ chức Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
Câu 6. Theo Quy định hiện hành thủ tục, thẩm quyền kết nạp quần chúng ưu tú là chức sắc, chức việc tôn giáo vào Đảng phải được cấp nào đồng ý bằng văn bản trước khi ra quyết định kết nạp?
A. Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý bằng văn bản.
B. Ban Thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản.
C. Ban Thường vụ Đảng ủy được giao ủy quyền kết nạp đảng đồng ý bằng văn bản. D. Ban Thường vụ cấp ủy huyện hoặc tương đương đồng ý bằng văn bản.
Câu 7. Theo Quy định số 98-QĐ/TW ngày 07/10/2017 của Bộ Chính trị quy định cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị là những đối tượng nào sau đây?
B. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
C. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện và cán bộ lãnh đạo cấp trưởng các ngành thanh tra, công an, tài chính, thuế, hải quan cấp tỉnh, cấp huyện.
D. Cả 3 phương án A, B, C.
Câu 8. Theo Quy định số 132-QĐ/TW ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị có bao nguyên tắc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 9. Theo Quy định số 04-QĐi/TW ngày 25/7/2018 của Ban Bí thư quy định số lượng biên chế tối thiểu lập một một đầu mối (phòng và tương đương) của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy là bao nhiêu người?
A. 5 người B. 6 người C.7 người D. Dưới 7 người
Câu 10. Theo Kết luận số 34-KL/TW ngày 07/8/2018 của Bộ Chính trị, cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt đề án thí điểm hợp nhất cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy với cơ quan chuyên môn (hoặc tham mưu) thuộc Ủy ban nhân dân có chức năng, nhiệm vụ tương đồng cấp tỉnh, cấp huyện và đề án thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyện môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện?
A. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh B. Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh C. Ban Thường vụ Tỉnh ủy D. Thường trực Tỉnh ủy
Câu 11. Nội dung nào sau đây là nội dung đột phá thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ?
A. Xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ.
B. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương.
C. Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ.
D. Đổi mới công tác ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ.