1401. SỐ LƯỢNG NHÀ MÁY/CƠ SỞ CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN1. Khái niệm 1. Khái niệm
Nhà máy /cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản là nhà máy /cơ sở có hoạt động sơ chế và chế biến
nông, lâm, thủy sản được hạch toán độc lập thuộc các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã… có đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định.
Công suất thiết kế (năng lực sản xuất) của nhà máy /cơ sở là khả năng tối đa mà nhà máy /cơ sở có
thể chế biến một sản lượng nông sản nhất định trong một thời gian xác định.
2. Phương pháp tính
Thống kê cộng dồn số lượng các nhà máy /cơ sở (quy mô từ nhỏ, vừa trở lên) có hoạt động sơ chế và chế biến nông, lâm, thủy sản trong kỳ báo cáo.
Quy mô của nhà máy/cơ sở nhỏ, vừa được xác định, phân loại theo quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy mô từ vừa trở lên tạm gọi là lớn.
3. Phân tổ chủ yếu
- Sản phẩm, nhóm sản phẩm; - Quy mô, công suất;
- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.
4. Kỳ công bố: 5 năm5. Nguồn số liệu 5. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.
6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản.1402. SẢN LƯỢNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN ĐƯỢC CHẾ BIẾN 1402. SẢN LƯỢNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN ĐƯỢC CHẾ BIẾN
1. Khái niệm
Sản lượng nông, lâm, thủy sản được chế biến là toàn bộ khối lượng các loại sản phẩm trồng trọt, chăn
nuôi, lâm sản và thủy sản được đưa vào quá trình sơ chế và chế biến làm thay đổi trạng thái ban đầu của sản phẩm. Chỉ tính sản lượng nông, lâm, thủy sản để sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (không bao gồm phần nông sản tự sơ chế và chế biến để tự tiêu dùng).
2. Phương pháp tính
Thống kê cộng dồn toàn bộ khối lượng các loại sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, lâm sản, thủy sản được đưa vào sơ chế và chế biến theo lĩnh vực, sản phẩm, nhóm sản phẩm, theo tỉnh, thành phố trong kỳ báo cáo.
3. Phân tổ chủ yếu
- Lĩnh vực: Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm sản, Thủy sản; - Sản phẩm, nhóm sản phẩm;
- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.
4. Kỳ công bố: 5 năm5. Nguồn số liệu 5. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.
6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản.XI. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN (mã số 15) XI. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN (mã số 15)
1501. SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐƯỢC THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ
1. Khái niệm
Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được thẩm định, đánh giá là các cơ sở
sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT được thẩm định, đánh giá bởi cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương để chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT (sau đây gọi tắt là Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT).
Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản đã được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (còn hiệu lực đến thời điểm báo cáo) là các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm
nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và giấy chứng nhận còn hiệu lực tính đến thời điểm báo cáo.
Thẩm định để xếp loại là hình thức thẩm định có thông báo trước, nhằm thẩm định đầy đủ các nội
dung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT; kết quả thẩm định, xếp loại có 03 mức A, B, C.
Thẩm định đánh giá định kỳ là hình thức thẩm định không thông báo trước, được áp dụng đối với các
cơ sở được xếp loại đạt yêu cầu nhằm giám sát việc duy trì điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; kết quả thẩm định đánh giá định kỳ có 03 mức A, B, C.
Cơ sở xếp loại C được thẩm định lại: đối với những cơ sở xếp loại C (áp dụng đối với các cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm) sẽ được thẩm định lại nhưng không
quá 03 tháng tính từ thời điểm xếp loại C; kết quả thẩm định lại có 03 mức A, B, C.
2. Phương pháp tính
Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc diện phải thẩm định, đánh giá; số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản đã được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (còn hiệu lực) được thẩm định, đánh giá trên địa bàn trong kỳ báo cáo.
3. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình thẩm định, đánh giá; - Mức xếp loại: A, B, C;
- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.
4. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.
5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp 6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Cấp toàn ngành: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
- Cấp tỉnh: Ban Quản lý An toàn thực phẩm hoặc Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh.
1502. SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐƯỢC CẤP GIẤYCHỨNG NHẬN HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM CÒN HIỆU LỰC CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM CÒN HIỆU LỰC (HACCP, VIETGAHP, VIETGAP, GMP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000)
1. Khái niệm
Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được cấp Giấy chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn hiệu lực (HACCP, VietGAHP, VietGAP, GMP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000) là các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành nông nghiệp áp dụng và được cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận, cấp một trong các Giấy chứng hệ thống đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn hiệu lực sau: HACCP, VietGAHP, VietGAP, GMP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000.
2. Phương pháp tính
Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn trong kỳ báo cáo.
3. Phân tổ chủ yếu
- Loại Giấy chứng nhận;
- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.
4. Kỳ công bố: Năm.
5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp 6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Cấp toàn ngành: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
- Cấp tỉnh: Ban Quản lý An toàn thực phẩm hoặc Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh.