IV. Giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nớc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1.4. Chính sách đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá.
Cần quy định một số u đãi thiết thực đối với doanh nghiệp. Chẳng hạn cho phép tách số tài sản không còn giá trị sử dụng và có tài sản không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh ra khỏi giá trị doanh nghiệp nhằm trợ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng trong quá trình hoạt động. Những tài sản này sẽ đợc chuyển giao lại cho nhà nớc để xử lý phù hợp với pháp luật hiện hành. Nếu doanh nghiệp có yêu cầu đầu t chiều sâu, mở rộng sản xuất theo ph- ơng án đợc duyệt thì cho phép doanh nghiệp sử dụng một phần số tiền bán cổ phiếu ngoài phạm vi cổ phần giữ lại thuộc sở hữu nhà nớc theo hình thức vay tín dụng của ngân sách.
* Xoá bỏ sự phân biệt đối xử không hợp lý giữa doanh nghiệp nhà n- ớc và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Các DNNN rõ ràng là còn đợc hởng u đãi của nhà nớc nhiều hơn công ty cổ phần nói riêng và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung về XNK, về địa điểm, tín dụng, vay vốn ngân hàng.
Để có thể thực sự xoá bỏ sự phân biệt đối xử không hợp lý giữa DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhà nớc cần phải từng bớc xoá bỏ sự bao cấp dành cho các DNNN, cần có những quy định nhằm nâng cao vai trò của khu vực kinh tế t nhân, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển bằng những biện pháp cụ thể nh: chính sách thuế, quyền XNK, vay vốn ngân hàng, tạo điều kiện cho khu vực này liên doanh với nớc ngoài, qua đó tạo môi trờng bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, giữa đầu t trong nớc và đầu t nớc ngoài góp phần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam.
* Phơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
Theo thông t số 50 TC/TCDN, gia trị doanh nghiệp cổ phần hoá đợc xác định bằng công thức:
Giá trị doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp = sau khi kiểm kê + (-) giá trị lợi thế + chi phí tiến hành CPH đánh giá lại.
Theo công thức nói trên, mọi tài sản doanh nghiệp đều đợc kiểm kê đánh giá lại theo giá hiện hành. Song theo số liệu điều tra thống kê, ở hầu hết các DNNN, trình độ máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu từ 2 - 3 thế hệ, thậm chí có doanh nghiệp lạc hậu từ 4 - 5 thế hệ. Mặt khác, thông t 50TC/TCDN quy định “Toàn bộ tài sản cố định sau khi đã kiểm kê và đợc tính trên giá sổ sách doanh nghiệp căn cứ vào chất lợng còn lại và giá hiện hành của từng tài sản, giá trị tài sản vô hình để xác định lại giá trị tài sản thực còn”. Vấn đề ở đây là xác định giá hiện hành. Nh chúng ta đều biết, tiêu chuẩn để đánh giá giá trị vật chất có nhiều nhng tựu chung lại có thể sử dụng các tiêu chuẩn sau: giá trị mua vào, giá trị thanh lý, giá trị đổi mới, giá trị nhợng bán. Chính vì vậy, nhà nớc nên quy định cụ thể “giá hiện hành” trong việc đánh giá lại giá trị tài sản.
* Thủ tục cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nớc.
Hiện nay, thủ tục hành chính để cổ phần hoá một doanh nghiệp nhà nớc còn khá rờm rà, tốn kém. Một doanh nghiệp nhà nớc trị giá 2 tỷ đồng chuyển sang công ty cổ phần mà hàng chục lợt đoàn cán bộ đến kiểm tra, kiểm toán, thẩm định kiểm toán... rồi sau đó mới trình bộ, ngành , UBND tỉnh thành phố, trình Thủ tớng Chính phủ phê duyệt... biết bao cửa ải mà doanh nghiệp phải chịu đựng. Mỗi cửa ải kéo dài không biết bao nhiêu thời gian. Điều này có lẽ không phải do một cơ quan hay một cá nhân nào mà do mỗi khâu chậm một ít, do thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình và quan liêu. Việc loại bỏ những thủ tục rờm rà, xây dựng một quy trình cổ phần hoá DNNN gọn nhẹ, quản lý chặt chẽ
và tránh đợc những chi phí do doanh nghiệp phải bỏ ra do làm ảnh hởng tới túi tiền của ngân sách là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó việc phối hợp của các cơ quan chức năng, thống nhất quá trình chỉ đạo thực hiện từ TW tới các Bộ, ngành, địa phơng, cơ sở sẽ góp phần tích cực đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá.