Quản lí tiền thu BHXH.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác quản lí tài chính BHXH VN (Trang 33 - 36)

II. Thực trạng của công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam.

1. Công tác quản lí thu.

1.3. Quản lí tiền thu BHXH.

Tại Việt Nam hiện nay hình thức thu nộp chủ yếu là chuyển khoản thông qua ngân hàng. BHXH Việt Nam hình thành các “tài khoản chuyên thu”, các tài khoản này được mở tại các NHNN hoặc tại Kho bạc. Tuỳ theo thực tế của từng địa phương mà cơ quan BHXH sẽ mở tài khoản có thể là ở cấp tỉnh hoặc cả cấp huyện. Về cơ bản BHXH sẽ không thu nộp bằng tiền mặt, ngân phiếu hay hiện vật, trong trường hợp đặc biệt người sử dụng lao động nộp bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu thì cơ quan BHXH phải có hướng dẫn cụ thể để người sử dụng lao động nộp trực tiếp vào tài khoản chuyên thu BHXH. Định kì hàng tháng người sử dụng lao động sau khi trả lương cho người lao động sẽ nộp tiền BHXH bằng cách chuyển tiền từ tài khoản của họ ở một ngân hàng hay kho bạc sang tài khoản chuyên thu BHXH. Sau đó cơ quan BHXH cấp huyện và cấp tỉnh sẽ phải chuyển số thu này lên cơ quan BHXH cấp trên mà không được sử dụng tiền thu để chi bất cứ việc gì. BHXH huyện sẽ chuyển khoản vào ngày 10 và 25 hàng tháng, ngày làm việc cuối cùng của năm phải chuyển toàn bộ số thu lên BHXH tỉnh. BHXH tỉnh định kì chuyển số thu lên BHXH Việt Nam vào ngày 10, 20 và ngày cuối cùng của tháng. BHXH Việt Nam định kì chuyển toàn bộ số thu vào quỹ BHXH mở tại kho bạc Nhà nước.

Theo điều 11, chương hai của Quy chế quản lí tài chính BHXH Việt Nam có quy định: “ Quỹ BHXH được quản lí thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam,

được hạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng quỹ thành phần (quỹ hưu trí và trợ cấp, quỹ khám chữa bệnh tự nguyên, quỹ khám chữa bệnh bắt buộc).” Số dư trên tài khoản tiền gửi của quỹ BHXH tại ngân hàng hay kho bạc Nhà nước được hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng và kho bạc Nhà nước.

Để đảm bảo thu đúng thời hạn BHXH Việt Nam có quy định kể từ ngày hạn nộp trong vòng 30 ngày người tham gia BHXH phải nộp BHXH. Khoảng thời gian 30 ngày này là khoảng thời gian ân hạn, nếu quá thời gian ân hạn mà chưa chuyển tiền thì được coi là vi phạm pháp luật BHXH và sẽ bị sử phạt. Hiện nay có những trường hợp vi phạm sau đây:

- Nợ ( Chậm đóng BHXH): Đây là trường hợp vi phạm mà người tham gia BHXH tính đến thời điểm quy định vẫn chưa đóng BHXH. Nợ được chia làm ba loại:

+ Nợ gối đầu: là trường hợp nợ mà số tiền nợ nhỏ hơn số tiền đóng BHXH bình quân một tháng.

+ Nợ chậm đóng: là trường hợp mà số tiền nợ lớn hơn số tiền đóng BHXH bình quân một tháng và nhỏ hơn số tiền đóng BHXH bình quân ba tháng.

+ Nợ đọng: là trường hợp mà số tiền nợ lớn hơn số tiền đóng BHXH bình quân ba tháng.

Hiện nay có một số biện pháp thực hiện nhằm kiểm soát, đôn đốc người tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình như sau:

 Cơ quan BHXH phải tăng cường xuống tận đơn vị sử dụng lao động để nhắc nhở.

 Nhắc nhở bằng văn bản.

 Nếu sau một thời gian người tham gia BHXH có biểu hiện chậm nộp thường xuyên hoặc khi có nợ tồn đọng phát sinh cơ quan BHXH sẽ có biện pháp sử lí nghiêm khắc hơn và quyết định sử phạt theo luật định. - Trốn đóng BHXH: đây là trường hợp tương đối phổ biến thường xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: khai giảm số lượng lao động, khai giảm thu nhập của người lao động.

Truy thu và sử phạt là hai hình thức được cơ quan BHXH áp dụng nhiều nhất hiện nay. Truy thu đảm bảo cho pháp luật BHXH được tuân thủ, cụ thể là cơ quan

BHXH được phép yêu cầu kho bạc hoặc ngân hàng trích chuyển từ tài khoản của người sử dụng lao động sang tài khoản chuyên thu của BHXH bao gồm cả tiền lãi mà không cần sự chấp thuận thanh toán của người sử dụng lao động. Xử phạt được BHXH thực hiện và xác định theo tỉ lệ % so với tiền đóng BHXH hàng tháng dựa trên cơ sở tích luỹ. Nhìn chung các chế tài sử phạt của Việt Nam hiện nay chưa thực sự nghiêm khắc, mới chỉ mang tính hành chính chưa đủ để ngăn chặn hành vi vi phạm trên. Kết quả thu BHXH qua mười năm từ năm 1995- 2004 được thực hiện ở bảng 2.

Bảng 2: Tình hình thu BHXH Việt Nam giai đoạn 1995- 2004. Năm Số thu BHXH ( triệu đồng) Tốc độ tăng tuyệt đối (triệu đồng) Tốc độ tăng thu tương đối (%) 1995 788.486 --- --- 1996 2.569.733 1.781.247 225,90 1997 3.514.226 944.493 36,75 1998 3.875.956 361.730 10,29 1999 4.186.055 310.009 8,00 2000 5.198.222 1.012.167 24,18 2001 6.334.650 1.136.428 21,86 2002 6.790.795 456.145 7,20 2003 11.654.660 4.863.865 71,62 2004 13.168.500 1.513.840 12,99

( Nguồn BHXH Việt Nam)

Như vậy số thu của BHXH những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Có thể thấy, ngay sau khi đổi mới BHXH Việt Nam đã đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả. Như trong bảng 2 thì số thu có tỉ lệ tăng hầu hết trong các năm là hai con số, đặc biệt là năm 2003 có số thu tăng rất cao do BHYT chính thức sát nhập vào BHXH. Và BHXH thực hiện thu cả phí BHYT của các lao động tham gia BHXH như vậy thực sự thuận tiện cho cả bên thu lẫn bên nộp. BHXH Việt Nam sau đổi mới đã chuyển từ đơn vị không có thu (thu không đáng kể) chuyển sang đơn vị có thu. Trong mười năm thực hiện, số

thu năm 2004 là 13.168.500 triệu đồng so với 788.486 triệu đồng của năm 1995. Như vậy chỉ trong mười năm mà số thu đã tăng lên gần 20 lần, đây là con số quả không nhỏ đặc biệt là so với số tăng gần 3 lần của số người tham gia. Việc tốc độ tăng thu BHXH lớn hơn tốc độ tăng của người tham gia cho chúng ta thấy phần lớn việc tăng quỹ là do tăng mức đóng góp trên đầu người. Vấn đề tăng thu làm tăng quỹ, từ đó giảm gánh nặng của NSNN, tăng nguồn quỹ nhàn rỗi để tăng đầu tư cung cấp cho thị trường vốn thông qua hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ. Việc này không những góp phần phát triển quỹ mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Bên cạnh đó tình trạng trốn đóng của BHXH Việt Nam không phải là ít. Đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các đơn vị kinh tế nhỏ lẻ sử dụng ít lao động thường xuyên trốn đóng. Tình trạng nợ đọng kéo dại ở một số địa phương, một số đơn vị sử dụng lao dộng vẫn còn. Theo báo cáo, tính đến ngày 3/9/1999, tổng số nợ đọng trên cả nước lên tới 418.144 triệu đồng (bình quân số nợ này tương đương với việc các đơn vị sử dụng lao động trong toàn quốc đóng chậm BHXH 1,6 tháng). Như vậy tình hình nợ đọng hiện nay là rất lớn. Đến những năm gần đây tình trạng nợ đọng BHXH trong công tác thu được phần nào cải thiện tình hình. Hàng năm số đơn vị lao động tiếp tục tham gia BHXH tại các địa phương ngày càng gia tăng. Năm 2003 trên toàn quốc có 17.437 đơn vị và 474.887 người tham gia. Đặc biệt trong năm 2003, số nợ của BHXH của các đơn vị đã giảm rõ rệt. Nếu so với số thu như thời kì trước thì số nợ chậm đóng chỉ bằng 0,49 tháng bình quân tiền thu BHXH ( tương đương với số thu bình quân trong 15 ngày). Trong đó số nợ chậm đóng của năm 2002 tương đương với 0,78 tháng bình quân tiền thu BHXH. Theo các báo cáo thì số nợ chậm đóng của năm 2003 chủ yếu là của các doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại hoặc doanh nghiệp bị phá sản hay giải thể.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác quản lí tài chính BHXH VN (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)