Chi phí dịch vụ mua ngoài 57

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Nâng cao lợi nhuận ở CTY TM Việt Phát Triển (Trang 44 - 49)

I Nguồn vốn và quỹ 5.576.799 5.648.939 5.610

4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 57

19,49% 125.976 125.976 24,92% 94.616 25.734% 67.983 -31.260 5 Chi phí khác bằng tiền 46.651 14,89% 80.375 15,91% 90.793 24,694% 33.724 10.418 Tổng chi phí 313.146 505.032 367.661 191.886 -137.371

Doanh thu thuần 1.846.793 2.334.734 2.951.414

Chuyên đề tốt nghiệp

Qua biểu ta thấy tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2000 là 505.032 nghìn đồng tăng so với năm 1999 là 191.886 nghìn đồng. Mức chi phí quản lý doanh nghiệp trên 1.000 đ doanh thu thuần năm 2000 là 216,3 nghìn đồng, tăng so với năm 1999 là 46,7 nghìn đồng. Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do chi phí dịch vụ mua ngoài (năm 2000 là 125.876 nghìn đồng) tăng so với năm 1999 là 67.983 nghìn đồng. Sự gia tăng do Công ty chi phí các hội nghị, tiếp khách để tăng mối quan hệ với khách hàng. Chi phí nhân viên quản lý Công ty năm 2000 là 74.981 nghìn đồng, so với năm 1999 tăng lượng tiền 1.253 nghìn đồng do Công ty bố trí thêm nhân viên quản lý ở các phân xưởng sản xuất và các nhân viên quản lý khác để tăng chất lượng sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm hơn. Ngoài ra các chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản của Công ty đều giảm hơn so với năm 1999. Chi phí đồ dùng văn phòng năm 2000 là 97.864 nghìn đồng so với tỷ lệ tổng chi phí là thấp hơn năm 1999. Ngoài ra chi phí khác bằng tiền năm 2000 là 80.375 nghìn đồng so với năm 1999 là tăng lên không đáng kể so với tỷ lệ tổng doanh thu. Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2000 tăng lên so với năm 1999, sự gia tăng đó phục vụ khâu quản lý của Công ty một cách tốt hơn để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

So với năm 2000, năm 2001 tổng chi phí quản lý doanh nghiệp là 367.611 nghìn đồng giảm so với năm 2000 là 137.731 nghìn đồng. Mức chi phí quản lý doanh nghiệp trên 1.000 đ, doanh thu thuần năm 2001 là 124,6 nghìn đồng giảm so với năm 2000. Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp giảm do khấu hao tài sản dùng trong doanh nghiệp giảm (năm 2001 là 71.748 nghìn đồng giảm so với năm 2000 là 54.188 nghìn đồng). Sự giảm sút này do Công ty tiến hành thanh lý TSCĐ. Ngoài ra chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp và chi phí đồ dùng văn phòng giảm so với năm 2000. Chi phí nhân viên giảm 34.309 nghìn đồng so với năm 2000. Chi phí đồ dùng văn phòng giảm 28.092 nghìn đồng so với năm 2000. Trong năm 2001 chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền có sự tăng so với năm 2000 nhưng không đáng kể cho nên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty vẫn giảm.

Chuyên đề tốt nghiệp

Ta xem xét Tổng chi phí Công ty năm 1999, 2000, 2001.

Biểu 8 : Nghìn đồng

TT Chi phí 1999 Năm 2000 Năm 2002 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 1 Chi phí trực tiếp 1.010.913 1.255.043 1.841.258 244.130 586.125 2 Chi phí gián tiếp 724.380 822.794 957.633 98.414 134.839 Tổng chi phí 1.735.293 2.077.837 2.798.891 342.544 721.054

Qua biểu 8 ta thấy : Năm 2000 chi phí trực tiếp để sản xuất sản phẩm hàng hóa tăng so với năm 1999 là 244.130. Chi phí gián tiếp cũng tăng hơn 98.414 nghìn đồng. Do đó tổng chi phí năm 2000 là 20.778.837 nghìn đồng, tăng 342.544 nghìn đồng so với năm 1999. Mức tăng của năm 2000 là hợp lý vì năm 2000 Công ty tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn, dẫn tới doanh thu tăng, lợi nhuận tăng.

Năm 2001, chi phí trực tiếp tăng 586.125 nghìn đồng. Chi phí gián tiếp tăng 134.839 nghìn đồng. Tổng chi phí của năm 2001 tăng 721.054 nghìn đồng so với năm 2000.

Điều đó chứng tỏ rằng tổng chi phí năm 2001 quá lớn dẫn tới lợi nhuận của Công ty bị giảm xuống.

5.2. Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận :

Phần trên là toàn bộ tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Thương mại Việt phát triển trong 3 năm 1999 - 2000 - 2001. Khái quát lại, ta thấy trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty đã có những nỗ lực để đạt được một số kết quả nhất định như :

5.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân :

Trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm về nước và nhựa composit năm 2000 Công ty đã biết khai thác thế mạnh, là sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của mình và tạo được một đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao nên thu hút được nhiều khách hàng đến với

Chuyên đề tốt nghiệp

Công ty, làm cho doanh số bán hàng của Công ty tăng hơn so với năm 1999, từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời, do Công ty có sự quan tâm chú ý trong quản lý, kiểm soát các khoản chi phí một cách hợp lý nên năm 2000 tăng được lợi nhuận cho Công ty.

Bên cạnh đó, Công ty luôn có một đội ngũ kiểm tra, giám định chất lượng đáng tin cậy cho nên trong quá trình kinh doanh, giá trị hàng bán bị trả lại của Công ty là không đáng kể, do vậy uy tín của Công ty trên thị trường trong nước được đảm bảo. Hơn nữa, trong năm 2000 - 2001 do tăng cường bán hàng trực tiếp cho khách hàng nên Công ty đã nhận được những thông tin bổ ích về nhu cầu thị trường, tiếp tục đẩy mạnh được doanh số bán ra của Công ty.

Năm 2000, nhờ hoạt động kinh doanh có lãi, Công ty đã nâng cao được đời sống vật chất của người lao động, khuyến khích được người lao động tận dụng những khả năng của mình để giúp cho Công ty phát triển vững chắc, có thế thắng lợi trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

Có thể nói, trong 2 năm 2000 - 2001, Công ty Thương mại Việt Phát Triển đã hết sức cố gắng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhưng bên cạnh những thành tích như vậy, vẫn còn một số vấn đề bất hợp lý mà Công ty cần nhanh chóng giải quyết để cho quá trình hoạt động sản xuất của Công ty đạt hiệu quả cao hơn.

5.2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân :

Thứ nhất, về chi phí mua nguyên vật liệu : Trong khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty vẫn chưa tìm được nguyên vật liệu tốt và ổn định cho nên giá mua các mặt hàng của Công ty vẫn còn cao, gây khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, tác động đến mức độ hiệu quả trong các hoạt động của Công ty.

Thứ hai, trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm : Mặc dù chất lượng hàng hoá của Công ty luôn được đảm bảo nhưng sức cạnh tranh của Công ty vẫn còn thấp. Năm 2001 Công ty mới chỉ chiếm chưa được 10% thị phần trên thị trường. Do đó, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty cũng phần nào bị kìm hãm. Mặt khác, thị trường nước tinh khiết của Công ty cho đến nay mới chỉ ở phạm vi nhỏ, chưa mở rộng. vì vậy Công ty cần phát triển.

Mạng lưới tiêu thụ chưa được phân bố đều, công tác tiếp thị sản phẩm, hàng hoá còn kém cho nên chỉ có khách hàng nào có nhu cầu và biết được thì

Chuyên đề tốt nghiệp

đến mua hàng ở Công ty, do vậy Công ty chưa có sự chủ động trong việc thu hút khách hàng để đẩy mạnh việc tiêu thụ của Công ty.

Tóm lại, trên đây là một số vấn đề đang được đặt ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại Việt Phát Triển trong những năm qua chưa được khắc phục. Chính những hạn chế này đã tác động không nhỏ đến tình hình thực hiện lợi nhuận, kìm hãm tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty.

Trên cơ sở xem xét, nắm bắt tình hình thực tế của Công ty, em xin đề xuất một số những biện pháp cho những năm tới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận của Công ty Thương mại Việt Phát Triển.

Chuyên đề tốt nghiệp

Ch

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Nâng cao lợi nhuận ở CTY TM Việt Phát Triển (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)