Những vấn đề còn tồn tại trong thực hiện kiểm toán khoản mục nợ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại CTY DCPA (Trang 52 - 54)

nợ phải thu khách hàng

Thứ nhất, về chương trình kiểm toán mẫu

Các chương trình kiểm toán nói chung và chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng nói riêng của DCPA được thiết kế sẵn, áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi khách hàng mà không xây dựng riêng cho từng khách hàng cụ thể, vấn đề này phần nào gây khó khăn cho việc kiểm toán các loại hình khách hàng khác nhau.

Thứ hai, phương pháp đánh giá HTKSNB

Tại DCPA công việc đánh giá HTKSNB của khách hàng chỉ thông qua bảng câu hỏi về HTKSNB được công ty xây dựng chung cho mọi khách hàng.

Các câu hỏi đều giống nhau khi áp dụng cho các khách hàng. Việc sử dụng bảng câu hỏi này tuy giúp công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí kiểm toán nhưng nó lại bộc lộ những hạn chế rất rõ rệt như: nó không linh hoạt trong việc áp dụng chung cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Đặc biệt, trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều khách hàng hơn ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau tìm đến DCPA. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có những chính sách hợp lý để có thể ngày càng nâng cao chất lượng kiểm toán.

Mặt khác, việc thiết kế bảng câu hỏi đòi hỏi nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn do các câu hỏi đưa ra phải mang tính logic, phù hợp để có thể ngăn chặn được các câu trả lời không trung thực.

Thứ ba, trong thực hiện thủ tục phân tích

Trong mọi cuộc kiểm toán, thủ tục phân tích đóng vai trò rất quan trọng, nó giúp KTV nắm bắt được tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của công ty. Mặt khác,thủ tục phân tích còn giúp KTV trong việc lựa chọn quy mô mẫu chọn, nhận biết được các sai phạm dễ xảy ra,... tuy nhiên, tại DCPA quá trình vận dụng thủ tục phân tích vào kiểm toán dường như chưa được đầu tư đúng mức. Thay vào đó, các KTV tại DCPA lại sử dụng khá nhiều thời gian vào các thủ tục kiểm tra chi tiết.

Thứ tư, về thủ tục kiểm tra chi tiết

DCPA tiến hành chọn mẫu dựa trên việc phân bổ mức trọng yếu tổng thể và phân bổ mức trọng yếu chi tiết cho các khoản mục, nghiệp vụ. Tuy nhiên việc chọn mẫu đôi khi phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của KTV. KTV thường chọn những nghiệp vụ có giá trị lớn, có khả năng chứa đựng sai sót. Công việc này phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực phân tích của KTV. Điều này cần phải hạn chế khi thực hiện kiểm toán, nhất là khi Công ty có những khách hàng lớn, việc chọn mẫu theo phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian và chi phí.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại CTY DCPA (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)