Kinh nghiệm của Thái Lan cho vay đối với nông dân nghèo

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo (Trang 43)

Ngân hàng nông nghiệp Thái Lan (BAAC) được Chính phủ tài trợ vốn để thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo. Chuẩn mực phân loại nông dân nghèo được Chính phủ qui định như sau:

Những người có thu nhập bình quân dưới 10.000 Bath/năm (tương đương 400 USD/năm).

Những nông dân có mức ruộng đất thấp hơn mức ruộng đất trung bình trong khu vực.

Về cơ chế nghiệp vụ cho vay, BAAC thực hiện như sau:

Điều kiện cho vay không cần thế chấp và phải có tín chấp bằng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ, hợp tác sản xuất.

Lãi suất cho vay so với lãi suất bình thường giảm từ 1 đến 3%/năm, riêng cho vay khắc phục thiên tai có thể có lãi suất thấp hơn.

Thời hạn cho vay được tính đến thời điểm người vay tổ chức sản xuất ổn định được cuộc sống.

Phương thức thu nợ: Năm đầu người vay chưa phải trả lãi, từ năm thứ hai trả lãi và gốc được thu khi hết hạn nợ.

Với quy mô hỗ trợ nông dân nghèo này, hàng năm BAAC đã cho vay hàng vạn hộ nông dân nghèo với số tiền hàng triệu USD.

2.4.3.Những vấn đề có khả năng vận dụng vào Việt Nam sau khi nghiên cứu tín dụng đối với người nghèo tại một số nước.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm ở Băng La Đesh và Thái Lan cho người nghèo vay vốn, tôi cho rằng có thể vận dụng các kinh nghiệm đó để thực hiện ở nước ta như sau.

- Nhận thức về người nghèo cũng có lòng tin tự trọng, có khả năng vươn lên để thoát khỏi đói nghèo, do đó họ có khả năng trả nợ sòng phẳng.

- Ngân hàng phục vụ người nghèo là ngân hàng thương mại có cơ chế quản lý nghiêm ngặt.

- Ngân hàng phục vụ người nghèo là một thiết chế tín dụng đặc biệt, hoạt động theo luật riêng nằm ngoài sự điểu chỉnh của luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng.

- Tập chung các nguồn vốn vào một đầu mối để thực hiện mục tiêu hỗ chợ cho người nghèo theo chương trình của chính phủ.

- Sử dụng bộ máy nhân sự gần gũi với người nghèo, hiểu biết nông thôn và tâm huyết với người nghèo.

- Người nghèo nước ta cũng như người nghèo của các nước trên thế giới, gia tài của họ rất ít ỏi. Vì vậy phải cho họ vay bằng biện pháp tín chất, trả nợ dần bằng tiết kiệm bắt buộc đối với người nghèo.

Chương III

CÁC GIẢI PHÁP TẠO LẬP VÀ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 3.1. Các quan điểm tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo.

Như đã phân tích ở phần trên, tình trạng đói nghèo ở nước ta hiện nay đang là vấn đề xã hội bức bách cần giải quyết. Bởi vậy xoá đói giảm nghèo đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta từng nay đến năm 2010. Trong đó tính khả thi đã được luận chứng, điểm ''nút'' để phá rào cản của ngưỡng nghèo đói đó là vốn cho người nghèo. Bởi vậy để tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, chúng ta cần nhấn mạnh một số quân điểm sau:

3.1.1. Phải nhận thức đúng về người nghèo.

Đối nghèo không phải là tác phẩm của người nghèo mà nó là tác phẩm tất yếu của ''tồn tại xã hội''. Có người đã cho rẵng, đói nghèo là sự phủ nhận mọi quyền con người. Quả thật chính ''tồn tại xã hội'' là tác nhân kìm hãm cơ hội phát huy khả năng làm ăn của một bộ phận cộng đồng và nghèo đói đã ngự trị họ.

Người nghèo ở nước ta cũng như trên thế giới nhìn chung họ có các đặc điểm sau:

- Có khả năng và biết làm ăn.

- Có tính tự trọng và muốn vươn lên thoát khỏi nghèo đói. - Nếu được vay vốn, họ thực hiện vay trả sòng phẳng.

- Chỉ một bộ phận nhỏ nghèo đói do lười nhóc lao động và có thói hư tật xấu rượu chè cờ bạc...

Đặc biệt đối với người nghèo ở nước ta phần lớn là họ đều cần cù lao động, vượt khó khăn. Một số trường hợp hộ nghèo do hoả hoạn thiên tai và gặp rủi ro trong cuộc sống.

3.1.2. Giúp đỡ tạo mọi điều kiện và môi trường làm ăn cho các hộ nghèo, vùng nghèo bằng nhiều chính sách kinh tế xã hội đồng bộ.

Chỉ hỗ trợ vốn cho người nghèo mà không tạo môi trường làm ăn cho người nghèo là chưa đủ. Điều đó chẳng khác gì ''mang con đi bỏ chợ'' đưa người nghèo đến vực nghèo đói hơn. Họ ăn hết vốn và ''cõng'' về một ''thân xác'' nghèo đói mà thôi. Bởi vậy cùng với việc hỗ trợ vốn, phải giúp đỡ kiến thức và kỹ thuật làm ăn cho họ, hướng dẫn họ làm cái gì để tăng thu nhập... Bằng cộng lực của nhiều chính sách, người nghèo mới tự tin, tự lực, bỏ thói quen bao cấp ỷ lại, vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Nhà nước phải gắn chặt chính sách hỗ trợ vốn cho hộ nghèo, vùng nghèo trong mối quan hệ các chính sách đồng bộ, trong đó ít nhất cần thực hiện các chính sách sau:

- Đào tạo kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất, hướng dẫn và tạo việc làm ổn định cho người nghèo.

- Thực hiện chính sách y tế sinh đẻ có kế hoạch, đặc biệt đối với các vùng nông thôn miền núi.

- Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ vùng nghèo, hộ nghèo tiêu thụ sản phẩm.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. - Thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo trong giáo dục.

- Thực hiện chính sách định canh, định cư mở rộng các vùng kinh tế với việc giao đất rừng đối với các vùng trung du miền núi, vùng sâu, vùng xa.

3.1.3. Phát triển kinh tế đi đối với thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững, gắn xoá đói giảm nghèo với tạo việc làm phát triển kinh tế hộ gia đình, đặc biệt ở khu vực nông thôn.

Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, đầu tư của Nhà nước tập trung cho phát triển các ngành nghề kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế động lực để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giữa các vùng sẽ có khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, và có một bộ phân dân cư giàu lên trước. Vùng kinh tế động lực, các địa phương giàu phải có trách nhiệm chia sẻ, đóng góp đầu tư trở lại cho vùng nghèo, tham gia tích cực vào thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Các chương trình, dự án phát triển kinh tế phải kết hợp để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

Đối với cơ chế chính sách để thúc đẩy tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, nâng cao hiệu quả sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển các ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động phổ thông, phù hợp với điều kiện phát triển của từng vùng. Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo có hiệu quả cho từng nhóm đối tượng ở từng vùng, từng địa phương.

3.1.4. Phát huy nội lực là chủ yếu đồng thời tranh thủ tối đa sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế.

Động viên người nghèo, vùng nghèo, xã nghèo tự vươn lên, khắc phục khó khăn tự vượt nghèo là chủ yếu, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ và tập trung vào các địa bàn trọng điểm, đặc biệt khó khăn. Huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài chính, trong phạm vị cả nước, thu hút và động viên sự tham gia, ủng hộ của các tầng lớp dân cư, của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các vùng kinh tế động lực để hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo. Tranh thủ sự giúp đỡ nhiều mặt của các nước, các tổ chức quốc tế đặc biệt là sự giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật để có điều kiện đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo.

3.1.5. Thực hiện chính sách xã hội hoá trong việc tạo nguồn lực thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Tăng trưởng và ổn định là mục tiêu tối thượng cho phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Hiểu trên một nghĩa rộng, kinh tế phát triển phải gắn chặt đảm bảo chính sách xã hội. Bởi vậy như đã nói, mục tiêu XĐGN là

một trong hệ mục tiêu của Đảng và Nhà nước. Song không thể giải quyết tốt vấn đề, mỗi khi vốn hỗ trợ để thực hiện mục tiêu này chỉ được đặc ra cho khu vực Nhà nước (thông qua tài chính công, ngân hàng). Vậy phải thiết lập toàn bộ trách nhiệm của xã hội: Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân tạo mọi nguồn lực cho mục tiêu. Thông qua các mô hình khác nhau nhưng điểm chung nhất là tập trung mọi nguồn vốn về một ''tâm'' hỗ trợ cho người nghèo làm ăn, để từng bước xoá đói giảm nghèo. Để làm được điều đó cần phải hợp lực của toàn xã hội và cộng đồng, các tổ chức xã hội và cá nhân khác nhau.

3.2. Các giải pháp chủ yếu về vốn hỗ trợ người nghèo.

3.2.1. Giải pháp khai thác và sử dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ người nghèo thông qua các chương trình và dự án.

Hiện nay ở nước ta đang có gần 20 chương trình và dự án trực tiếp hoặc có nội dung gắn với xoá đói giảm nghèo. Do phạm vụ, quy mô nghèo đói cả nước, mặt khác tính chất và kênh hỗ trợ vỗn cho nó cũng cần áp dụng khác nhau, nên với quy mô nguồn vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo tự nó chưa thể bao quát để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Vì lẽ đó giải pháp khai thác tối đa các loại vốn hỗ trợ cho người nghèo từ các chương trình, dự án là hết sức cần thiết.

3.2.1.1. Vốn hỗ trợ từ chương trình tạo việc làm.

Vốn hỗ trợ cho chương trình tạo việc làm có tác động rất lớn để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Mặc dù nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên thực trạng cho thấy nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm chưa được khai thác tối đa, xét cả về phương diện huy động lẫn phương thức sử dụng. Đặc biệt tính không thống nhất trong cung ứng vốn (tài trợ, cấp phát...) đã tạo ra sự phức tạp trong quản lý nguồn vốn này nói riêng và gây lộn xộn trên thị trường tài chính, tín dụng nói chung. Để khắc phục những hạn chế này, hơn nữa tạo ra nguồn vốn đáp ứng cao hơn để thực hiện chương trình tạo việc làm, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

Một là: Tất cả các nguồn vốn cho tạo việc làm đều phải thương

mại hoá để sinh lời và tăng trưởng nó thông qua kênh tín dụng. Những khoản cấp pháp dưới mọi hình thức của ngân hàng Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) bao cấp cho các trung tâm đào tạo việc làm, trung tâm xúc tiến việc làm, các tổ chức khác đảm nhận công tác tạo việc làm phải được chuyển về quỹ quốc gia giải quyết việc làm để cho vay.

Hai là: các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, hội

quần chúng cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện khẩn trương việc xét duyệt dự án, đáp ứng kịp thời yêu cầu vốn của dự án, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có đồng thời cần nâng cao chất lượng xét duyệt, lựa chọn các dự án có tính khả thi cao, đảm bảo hiệu quả vốn và khả năng thu hồi.

Ba là: Về vấn đề xử lý các dự án nợ quá hạn và phát mại tài sản

đơn vị cơ sở. Để giải quyết khâu này cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Từ đó mới có thể nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người vay, đồng vốn mới thực sự phát huy hiệu quả và được bảo toàn.

Bốn là: Nguồn vốn từ ''quỹ cho vay ưu đãi việc làm ở đô thị'' quỹ

ưu đãi cho sinh viên nghèo vay được lập ở hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam cần được mở rộng ra hệ thống ngân hàng ngoại thương Việt Nam và ngân hàng cổ phần đô thị. Để thống nhất quản lý, tránh cho vay chồng chéo nên uỷ thác cho ngân hàng công thương Việt Nam thực hiện.

Năm là: Nguồn vốn cho vay tạo việc làm từ kênh ngân hàng hay kênh ngân sách Nhà nước (qua kho bạc Nhà nước) đều áp dụng thống nhất một mức lãi suất và quy định bằng lãi suất cho vay hộ nghèo của ngân hàng phục vụ người nghèo. Nếu không như vậy sẽ phát sinh sự suy bì giữa những người nghèo, người thiếu việc làm và điều tất yếu là nguồn vốn sẽ chạy từ kênh này sang kênh nọ một cách tuỳ tiện, tiêu cực sẽ phát sinh.

Sáu là: Theo số liệu của Bộ lao động thương binh và xã hội đến nay cả nước có hàng trăm trung tâm đào tạo việc làm và xúc tiến việc làm (gọi chung là chung tâm xúc tiến việc làm). Ngoài 61 trung tâm xúc tiến việc làm do Sở lao động thương binh và xã hội, các địa phương quản lý còn có các trung tâm của đoàn thể quân đội, các quận huyện và có cả tư nhân. Mục tiêu của các trung tâm xúc tiến việc làm là dạy nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm là chiếc cầu nối giữa người cần việc, việc cần người. Nguồn vốn hoạt động của trung tâm xúc tiến việc làm được hình thành rất đa dạng bao gồm: vốn tự có, vốn ngân sách cấp, vốn huy động bằng vay ngân hàng, vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, và thu học phí và phí xin việc làm.

Những năm qua, hệ thống trung tâm xúc tiến việc làm đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho hàng chục vạn người, đó là thành tích không ai có quyền phủ nhận. Song vấn đề đáng nói ở đây, qua khảo sát thực tế vẫn chưa có giải pháp quản lý hệ thống trung tâm này vào hoạt động có tổ chức, giải quyết vốn cho nó đủ mạnh để thực sự trở thành ''điểm hẹn'' của thị trường lao động. Quả thực vốn huy động từ nhiều kênh, thậm chí quy định thu học phí, phí xin việc một cách tuỳ tiện để dùng làm nguồn vốn hoạt động, vấn đề tạo nghề không gắn trách nhiệm tạo việc đã biến một số trung tâm thành nơi môi giới và kinh doanh việc làm... Từ thực trạng phân tích trên tôi xin đề xuất cách giải quyết trên các khía cạnh sau:

- Mỗi trung tâm được vay vốn tạo việc làm vào một kênh là kho bạc Nhà nước.

- Mức thu học phí, phí xin việc phải thông nhất trong cả nước và khả năng đóng góp của người thiếu việc làm.

- Nhà nước cần chuyển nguồn tài trợ cho các trung tâm xúc tiến việc làm vào quỹ quốc gia tạo việc làm.

Bảy là: Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền,

phổ biến rộng rãi về chính sách cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, phải làm cho người dân hiểu rõ, mục đích, ý nghĩa của việc cho vay vốn, đồng thời xác định rõ trách nhiệm phải tạo việc làm và nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi tiền vay người dân phải nắm được các điều kiện, thủ tục vay vốn để chủ động lập và triển khai thực hiện dự án.

3.2.1.2. Vốn hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho người nghèo.

Ai cũng thừa nhận rõ rằng, những người nghèo nào tiếp cận được với cơ sở hạ tầng thì có khả năng hưởng lợi trong sản xuất kinh doanh do vị trí tạo sinh lời của nó. Bởi vậy phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)