- Thép họ mactenxit: loại hợp kim trung bình ( >46 )% và cao
3. Ứng suất và biến dạng khi hàn dầm, trụ
Sự phân bố ứng suất không đều không phải chỉ do sự tồn tại của các bộ phận tập trung ứng suất. Sự phân bố ứng suất phụ thuộc vào việc đặt vào vật thể cho trước như thế nào? thí dụ nếu đặt thanh dầm lên 2 ổ đỡ và đặt lực hướng vuông góc với trục của nó (hình 29.4.14), trong trường hợp này ta nói rằng thanh dầm chịu uốn và sự phân bố ứng suất pháp trong mặt cắt ngang của nó sẽ được chỉ ra giống như hình 29.4.14.
Hình 29.4.14
Trong phần trên của thanh dầm ứng suất sẽ là ứng suất nén và phần dưới là ứng suất kéo (ký hiệu là +) ứng suất có giá trị lớn nhất là ở vị trí các đường sinh dọc trên dưới của thanh dầm và ở giữa chiều cao mặt cắt thanh dầm bằng 0.
Kinh nghiệm chỉ ra rằng lực bên ngoài luôn luôn gây nên sự thay đổi về dạng và kích thước của vật thể tuy rằng trong phần lớn các trường hợp các thay đổi này rất nhỏ đến nỗi mắt thường không nhận thấy được và phát hiện được nhờ dụng cụ chính xác đặc biệt. Thanh dầm chịu tác dụng của các lực kéo sẽ giãn dài ra. Khi đó các kích thước ngang sẽ nhỏ đi (hình 29.4.15). Ngựơc lại khi nén chiều dài thanh dầm giảm đi trong khi đó kích thước ngang tăng lên (hình 29.4.15). Thanh
dầm thẳng dưới tác dụng của lực ngang bịthay đổi dạng ban đầu, bị uốn cong, tức là đường tâm của nó là đường cong (hình 29.4.15).
Lấy theo bề mặt cạnh của tấm lưới (hình 29.4.15) sau đó uốn (hình 29.4.15).
Tất cả đường ngang của lưới khi uốn vẫn giữ thẳng. Có nghĩa là các mặt cắt ngang của thanh dầm sau khi uốn vẫn giữ phẳng, song mắt mạng lưới bị méo đi. Từ các hình chữ nhật chúng trở thành hình thang, chúng ta thấy rằng từ phía uốn của thanh
dầm bị uốn các đường sinh dọc bị giảm đi theo chiều dài, và từ phía lồi của chúng bị dài ra (bị kéo). Sự thay đổi chiều dài đường sinh càng lớn thì chúng càng cách xa khỏi tâm của chúng. Muốn thanh dầm có thể xẩy ra không chỉ do lực chiều ngang mà còn cả lực dọc trục nếu như chúng được đặt cách dời tâm.
Hình 29.4.15
Sự thay đổi bất kỳ hoặc là kích thước của vật thể được gọi là biến dạng. kéo, nén, uốn được gọi là các loại khác nhau của biến dạng ngoài chúng ra còn các kiểu biến dạng khác.
Chúng ta trở lại hình 6b dưới tác dụng của lực P thanh dầm bị cong, võng và chiếm vị trí chỉ ra bằng đường đứt. Nếu lực P không lớn thì sau khi bỏ nó đi thanh dầm lại được thẳng ra và trở lại vị trí ban đầu. Biến dạng mà nó biến mất sau khi loại bỏ lực tạo nên nó được gọi là đần hồi, nếu lực P đủ lớn thì sau khi loại bỏ nó thanh dầm không thẳng lại hoàn toàn còn bị cong gọi là biến dạng dẻo.
Bây giờ chúng ta xem xét đại lượng biến dạng phụ thuộc vào cái gì và giữa biến dạng và ứng suất có liên quan đến nhau nhà thếnào.
Để thanh dầm có chiều dài ban đầu l được kéo bằng lực P (hình 29.4.15), sau
khi đặt lực vào chiều dài của thanh là l1. sựkhác nhau giữa l và l1
Nếu như lực P không lớn lắm, thanh dầm sẽ bị uốn và biến dạng của nó có thể tính được theo công thức.
Trong đó:
F: diện tích mặt cắt ngang của thanh dầm. E: mô đun đàn hồi pháp
4. An toàn lao động – vệsinh phân xưởng
- An toàn khi sử dụng dụng cụ, thiết bị tại phân xưởng.
- Khi phát hiện sự cố phải ngắt điện kịp thời và báo cho người có trách nhiệm sửlý.
- Thực hiện đầy đủcác biện pháp phòng cháy chữa cháy.
Bài tập áp dụng
Bài 1: Tính dầm cẩu trục và dầm hãm của nhà xưởng có cẩu trục sức nâng 300/50 kN (30/5 tấn), chế độlàm việc trung bình, nhịp cẩu trục lc = 19,5 m, nhịp của nhà l = 21 m, hoạt tải trên dầm hãm 200 daN/m2, hệ sốvượt tải n = 1,2; hệ sốđộng lực n = 1,1. Dùng thép CT3, que hàn E42.
Bài 2: Chọn tiết diện cột rỗng chịu nén đúng tâm lực tính toán N=1200 kN. Chiều dài tính toán lx = ly= 6,2 m. Thép CT3. Que hàn E42, Cột gồm hai nhánh, tính hai
Đánh giá kết quả học tập
TT Tiêu chí đánh giá Cách thức và phương pháp đánh giá tối đaĐiểm
Kết quả thực hiện của người học I Kiến thức
1 Khái niệm về dầm, trụ Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung bài học
2
1.1 Nêu đúng khái niệm về dầm 1
1.2 Nêu đúng khái niệm về trụ 1