và nhà máy điện), với tổng vốn đăng ký là 1,37 tỉ USD.
Khu vực đầu tư nước ngoài đã có sự phát triển vượt bậc, dần dần khẳng định vị thế của mình là một bộ phận năng động của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm ¼ tổng vốn đầu tư của cả nước, 43,6% sản lượng công nghiệp (2004), 57,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (2005) và 15,9% GDP của Việt Nam. Tuy vậy, tỉ lệ giải ngân vốn của các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn chậm và chưa ổn định từ mức 7,1 tỉ USD trong giai đoạn 1991-1995 lên mức 13,5 tỉ USD giai đoạn 1996-2000 và 14,3 tỉ USD từ 2001 đến 2005 nhưng trong năm 2006 và
2007, vốn được giải ngân giảm còn 8,7 tỉ USD.
Việt Nam đã kí và tham gia rất nhiều thỏa thuận song phương và đa phương về đầu tư, ví dụ
như những hiệp định xúc tiến và bảo vệ đầu tư với 46 nước và vùng lãnh thổ, hiệp định khung ASEAN về đầu tư (AIA), hiệp định thương mại song phương BTA với Hoa Kỳ trong đó có nói đến đặc quyền về đầu tư, hiệp ước thành lập cơ quan bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA) và các hiệp định đầu tư quốc tế có liên quan. Nếu những điều khoản của hiệp định quốc tế không thống nhất với những điều khoản của các công cụ luật điều chỉnh FDI thì sẽ chọn áp dụng các điều khoản của hiệp định quốc tế.
Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào 7
tháng 11 năm 2006 với các cam kết bắt đầu có hiệu lực từ 11 tháng 1 năm 2007. Hai tác động tích cực vào việc thu hút vốn đầu tư nứoc ngoài vào VN