Đặc điểm cấu tạo và lắp hệ thống thủy lực trong máy công cụ 1 Đặc điểm cấu tạo

Một phần của tài liệu Giáo trình lắp đặt thiết bị cơ khí mới (nghề bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí) (Trang 34 - 39)

1. Đặc điểm cấu tạo

Hệ thủy lực trong máy công cụ có rất nhiều cụm chi tiết với những chức năng khác nhau. Ta nghiên cứu về cấo tạo của một số cụm chính thường dùng trong hệ thủy lực của máy công cụ như sau:

Hình 25. Cấu tạo rơle áp lực có con trượt

Hình 90a là loại rơle áp lực có con trượt. Dầu có áp suất p, tác dụng vào mặt dưới của con trượt (1), có mặt trên tiếp xúc với chốt (2). Nếu lực do áp suất p tạo nên lớn hơn lực lò xo (3), thì con trượt (1) sẽ đẩy chốt (2) tiếp xúc với công tắc (4). Tùy thuộc vào cách lắp các đầu dây điện trong hộp chuyển mạch (5), công tắc (4) sẽ đống hoặc mở các mạch điện. áp suất p có thể điều chỉnh được nhờ vít (6). Màn chắn (7) dùng để chắn dầu không cho dò sang các phần bên trên, và đầu dò động lại ở phần dưới được dẫn ra qua lỗ (8).

Hình 90b là rơle áp lực có cần xoay. Cách làm việc cũng giống như loại trên. chỉ khác là áp suất dầu tác dụng vào màn cao su (1) làm cần (2) xoay quanh chốt (3), tác dụng vào chốt (4) của hộp chuyển mạch điện.

Hình 26. Van tiết lưu điều chỉnh quanh trục

- Nắp điều khiển bằng cơ khi (hình 99)

Hình 17. Nắp điều khiển bằng cơ khi

Hình 27a là sơ đồ nắp điều khiển bằng thanh kéo. Hai nắp điều khiển (1) được lắp ở hai đầu van bằng bốn bu-lông. ở loại này, nắp bên trái chỉ có tác dụng chắn dầu, nắp bên phải có thanh kéo (2) được nối liền với con trượt (3)

bằng chi tiết trung gian có một đầu có ren (4). Thanh kéo (2) điều khiển con trượt (3) sang vị trí trái hay phải nhờ các vấu tì (5) lắp ở cuối hành trình của bàn máy, và cánh tay đòn (6). Vì ở cuối hành trình, vận tốc bàn máy giảm, nên việc đảo chiều con trượt (3) được nhanh, người ta dùng chốt có đỉnh nhọn (7). Đỉnh nhọn của chốt (7) luôn tì sát vào đỉnh nhon của tay đòn (6). Khi vấu tì (5) quay tay đòn (6), đỉnh nhọn của nó đẩy chốt (7) sang trái, ép lò xo (8) lại. Khi hai mũi nhọn vừa vượt qua nhau, lò xo đẩy chốt (7) sang phải, đẩy nhanh tay đòn (6) sang vị trí bên kia. Bằng cách đó, tay đòn (6) sẽ vượt lên trước vấu tì (5).

Hình 27b là nắp điều khiển bằng tay dùng để điều khiển van đảo chiều có ba vị trí. Cách lắp nó vòa van đảo chiều cũng giống như nắp điều khiển bằng thanh kéo. Để chắn khít, ngươig ta dùng vòng chắn chữ o (1). Để nối liền con trượt của van đảo chiều với tay kéo (2), ta dùng chi tiết trung gian (4). Bi (3) dùng để định vị tay kéo.

Hình 27c là loại nắp điều khiển bằng lò xo. Nó được dùng phối hợp với các loại nắp khác để tạo nên một đối lực tác dụng lên con trượt của van đảo chiều.

Hình 27d là loại nắp điều khiển bằng con lăn. loại này dùng phổ biến để điều khiển các chu kỳ tự động. Con lăn (1) được tì vào cam, vấu tì của cơ cấu chuyển động vòng hoặc chuyển động thẳng làm di động pitông (2). Pitông này tì vào con trượt của van đảo chiều để điều khiển nó từ vị trí này sang vị trí khác. Nắp điều khiển bằng con lăn phải lắp phối hợpk với nắp điều khiển bằng lò xo ở vị trí đối diện.

2. Đặc điểm lắp cụm thủy lực

Sau khi sửa chữa xong các chi tiết của từn cụm trong hệ thống thủy lực ta tiến hành lắp ráp chúng vào các cơ cấu. Công nghệ lắp ráp đpòi hỏi một số trình tự, yêu cầu kỹ thuật nhất định.

- Mọi chi tiết của cụm thủy lực phải được kiểm tra cẩn thận về các chỉ tiêu kỹ thuật.

- Khi lắp bơm,không để bơm không để bơm ở vị trí cao hơn mức dầu quá 0,5m. Tốt nhất là để bơm ngập trong dầu; như vậy sẽ cải thiện được điều kiện làm việc của bơm

- Phải định tâm thật chuẩn theo yêu cầu cho phép về độ đồng tâm của trục bơm với trục của hệ truyền dẫn

- Cần làm kín mối ghép giữa mối nối ống hút với bơm để tránh lọt khí vào

- Các ống dẫn phải được lau sạch cả bên trong và bên ngoài.

- Trước khi lắp phải đem nhúng ống vào dung dịch kiềm để rửa sạch, sau đó đem sấy khô trong lò sấy

- Tất cả các mối nối của ống dẫn phải đảm bảo độ kín khít và bền chắc - Thùng, ngăn chứa dầu phải được lam sạch và sơn bảo vệ bằng loại sơn

chịu dầu

- Cần phải để ngập các đàu mút của các ống xả dầu dưới mức dầu 7080mm

- Các tiết diện thông qua cửa ống dẫn dầu tại các chỗ ống bị uốn cong không được phép giảm quá 10%

- Bố trí ống hút và ống xả càng xa nhau càng tốt

- Khoảng cách giữa đầu mút ống và đáy thùng phải đảm bảo không nhỏ hơn hai lần đường kính ống.

3. hiệu chỉnh hệ thống thủy lực sau khi lắp

Hiệu chỉnh hệ thủy lực sau khi lắp là chỉnh các cơ cấu chấp hành làm việc theo chế độ tương ứng với trình tự làm việc của các phần tử trong chu kỳ làm việc. Trong quá trình hiệu chỉnh ta không chỉ hiệu chỉnh các cơ cấu thủy lực mà cả các cơ cấu cơ khí và các bộ phận điện liên quan.

Trước khi tổng lắp ráp các cụm của hệ thủy lực sau sửa chữa cần phải hiệu chỉnh từng cụm thủy lực riêng rẽ. Chỉ hiệu chỉnh toàn bộ hệ thủy lực khi biết chắc từng cơ cấu làm việc bình thường. Khi hiệu chỉnh nên dùng phương pháp tổng quát khai triển sơ đồ thủy lực thành các nhánh: Nhánh truyền lực

và nhánh điều khiển. Việc kiểm tra các nhánh được tiến hành tương ứng với trình tự làm việc của các thành phần của chu kỳ làm việc.

Mỗi thành phần của chu kỳ, được kiểm tra riêng rẽ (chạy dao nhanh, chạy dao làm việc, dừng máy.v.v). Nếu các cụm thủy lực đã được kiểm tra và hiệu chỉnh trước khi lắp tổng thành thì việc kiểm tra toàn hẹ thủy lực sẽ được nhẹ nhàng, nếu có hiện tượng sai sót về kỹ thuật trong các nhánh cần tìm ra nguyên nhân tại nhánh nào và tiến hành xử lý.

Việc hiệu chỉnh hệ thủy lực theo nhánh cũng được áp dụng cho từng cụm và cơ cấu. Chẳng hạn như van an toàn làm việc không bình thường thì tốt nhất là nên kiểm tra theo từng phần riêng biệt. Kiểm tra riêng các cơ cấu chấp hành và kiểm tra riêng phần điều khiển. Nếu không kiểm tra tách riêng từng phần như thế thì khi xác định nguyên nhân gây nên sẽ gặp nhiều khó khăn.

Để có thể phân tách ra các nhánh từ hệ thủy lực, trong thực tế thường phải tháo một vài đương ống ra trên một vài bộ phận có bố trí sẵn ly hợp đặc biệt. Tuy nhiên trong một số máy cũ, những bộ ly hợp được bố trí không thật hợp lý do đó khó tách các nhánh ra khỏi hệ thủy lực. Đối với các máy hiện đại ta chỉ cần đặc biệt xem xét các ly hợp, tách chúng ra để phân nhánh khi hiệu chỉnh.

Sau khi hiệu chỉnh xong ta còn phải tiến hành thử nghiệm để có kết luận chắc chắn hệ thủy lực được lam việc bình thường.

Nội dung thử nghiệm như sau:

- Thử tổn thất áp suất dầu theo ứng với chế độ phụ tải lớn nhất

- Thử độ kín khít và lượng rò dầu nội bộ thông qua tổng lượng dầu rò khi thử nghiệm với áp suất dầu lớn nhất

- Phạm vi điều chỉnh lượng chạy dao băng van tiết lưu

- Sự phù hợp về trình tự làm việc của các thành phần trong chu kỳ làm việc

- Kiểm tra độ êm của các cơ cấu chấp hành khi thay đổi chế độ tải trọng tử thấp đến cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình lắp đặt thiết bị cơ khí mới (nghề bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí) (Trang 34 - 39)