PHẦN 3: XEM VÀ CHỈNH SỬA HÌNH ẢNH

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi (Trang 169 - 170)

V. Mô phỏng quá trình thiết kế hệ thống Camera giám sát bằng phần mềm.

PHẦN 3: XEM VÀ CHỈNH SỬA HÌNH ẢNH

Bạn có thể xem ảnh ở chế độ Fit on screen (xem gọn trong màn hình), Actual pixels (kích thước thật khi hiển thị trên màn hình) hoặc Print size (kích thước thật lúc in) bằng cách vào mục View trên thanh menu. Nếu bạn cần xoay hình các kiểu, có thể vào Image/ Rotate Canvas với các tùy chọn xoay 180 độ, 90 độ theo chiều kim đồng hồ, 90 độ ngược chiều kim đồng hồ, xoay góc bất kỳ (Arbitrary), lật ngang hình, lật dọc hình.

Bạn có thể thay đổi kích thước của hình bằng cách vào Image/ Image Size. Trong phần Document Size, bạn nhập vào thông số mới về Width (chiều rộng), Height (chiều cao) và Resolution (độ phân giải) cho hình.

Theo mặc định thì khi bạn thay đổi chiều rộng, Photoshop sẽ thay đổi luôn cả chiều cao hoặc ngược lại theo tỷ lệ tương ứng giữa chúng. Nếu bạn không thích điều này, hãy bỏ tùy chọn Constrain Proportions phía dưới.

Nếu dự định đem ảnh đến in tại các trung tâm ảnh màu kỹ thuật số, bạn nên để độ phân giải tối thiểu là 250 dpi. Như vậy, nếu xem ở chế độ Print siz,e bạn thấy ảnh không bị “bể” thì chắc chắn khi in ra b ạn sẽ có một tấm hình đẹp.(H3) Ngoài ra, bạn có thể dùng chức

năng Crop để thay đổi kích thước của hình. Công cụ cắt xén này nằm phía bên trái, vị trí thứ ba từ trên đếm xuống của thanh công cụ.

Một số scanner có các chức năng chỉnh sửa hình ảnh trực tiếp lúc quét, nhưng nếu máy của bạn không có thì cũng không sao, Photoshop sẽ giúp bạn làm tất! Sau khi quét hình, chỉnh kích thước như ý, bạn có thể

dùng các chức năng Auto Contrast, Auto Levels, Auto Color trong Image/ Adjustments để chỉnh sửa nhanh các ảnh quá mờ, quá tối hoặc... quá tệ.

Bạn chỉ cần ra lệnh, Photoshop sẽ tự “cân đo đong đếm” giùm bạn. Nếu bạn đã quen với Photoshop và tin tưởng vào khiếu thẩm mỹ của mình, bạn có thể dùng các lệnh khác cũng trong trình đơn này đểchỉnh sửa bằng tay như Levels, Curves, Color Balance, Brightness/Contrast, Hue/Saturation...

Sau cùng, xin giới thiệu một số bộ lọc hữu ích cho việc chỉnh sửa ảnh. Nếu ảnh của bạn có những vết trầy nhỏ và hơi dơ, bạn có thể dùng bộ lọc Filter/ Noise/ Despeckle. Nếu bạn cảm thấy chưa vừa lòng lắm, có thể chạy thêm lệnh này vài lần hoặc nhấn Ctrl+F để thực hiện nhanh một lệnh trong bộ lọc Filter vừa mới được thực hiện. Bộ lọc Filter/ Noise/ Median tỏ ra hiệu quả với các hìnhảnh bị sọc khi scan độ phân giải lớn từ ảnh có chất lượng in thấp.

Trong khi đó, Filter/ Blur/ Gaussian Blur làm mờ các khuyết điểm của ảnh nhưng cũng làm giảm chất lượng. Ngoài ra, Filter/ Sharpen/ Unsharp Mask có thể giúp ảnh rõ nét hơn phần nào, nhưng cũng có thể làmảnh trông “ẹ” đi nếu bạn sử dụng “quá tay”.

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi (Trang 169 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)