Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt

Một phần của tài liệu Bài giảng vẽ kỹ thuật (Trang 101 - 103)

TCVN 0007 : 1993 quy định ký hiệu vật liệu tên mặt cắt như sau:

- Kí hiệu chung của các vật liệu trên mặt cắt không phụ thuộc vào loại vật liệu và được thể hiện như hình 7.18.

Hình 7.18

- Trên mặt cắt, nếu cần chỉ rõ loại vật liệu thì dùng các kí hiệu nêu trong bảng 7.1.

- Các đường gạch gạch chỉ ký hiệu vật liệu của mặt cắt vẽ song song với nhau và nghiêng 45o so với đường bao hoặc đường trục của hình biểu diễn hoặc so với đường bằng của bản vẽ. Nếu đường gạch gạch nghiêng 45o trùng với đường bao hoặc đường trục thì cho phép gạch nghiêng góc 30o hoặc 60o

(hình 7.19).

Hình 7.19

- Trên bản vẽ vẽ theo cùng tỷ lệ thì ký hiệu vật liệu phải giống nhau, nghĩa là cùng phương và cùng khoảng cách (khoảng cách giữa các đoạn gạch lấy từ 2-10mm). Nếu có nhiều chi tiết lắp ghép với nhau khi biểu diễn hình cắt thì đường gạch gạch trên

97

các mặt cắt đó được kẻ theo các phương khác nhau hoặc có khoảng cách khác nhau (hình 7.20).

Hình 7.20

Bảng 7.1

Ký hiệu Tên vật liệu

Kim loại Đất thiên nhiên Đá Gạch các loại Bê tông Bê tông cốt thép Gỗ

Chất dẻo, vật liệu cách điện, cách nhiệt, cách ẩm, vật liệu bịt kín.

Chất lỏng

- Những mặt cắt có bề rộng nhỏ hơn 2mm thì được tô đen (trừ chất lỏng và vật liệu trong suốt). Nếu các mặt cắt này được đặt cạnh nhau thì giữa chúng để nét trắng.

98

- Những mắt cắt có diện tích lớn cho phép vẽ ký hiệu vật liệu ở vùng biên mặt cắt đó (hình 7.21).

Hình 7.21

Một phần của tài liệu Bài giảng vẽ kỹ thuật (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)