Viễn Phương (192 8 2005)

Một phần của tài liệu Chân dung các nhà văn nổi tiếng (Trang 58 - 60)

* Tiểu sử.

Tên thật Phan Thanh Viễn, sinh ngày 1 tháng 5 năm 1928

tại An Giang, mất ngày 21 tháng 12 năm 2005 tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một nhà thơViệt Nam.

+ Sống, sáng tác, tham gia lãnh đạo các hoạt động văn học tại HCM. Sau 1975 ông giữ các chức vụ: chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM, phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật VN, nguyên ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn VN.

Ông được tặng thưởng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

Tác phẩm: Anh hùng mìn gạt, Mắt sáng học trò, Nhớ lời di chúc, Như mấy mùa xuân,…

* Bình luận:

+ Thơ Viễn Phương “là một tiếng thơ chân chất, chứa chan tình đồng đội, tình quê hương… góp phần tích cực và trực tiếp vào việc cổ vũ, động viên đồng bào chiến đấu.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” được coi là một bài thơ hay bởi ý tứ nhuần nhị, hình ảnh sáng tươi, tình cảm đằm thắm, thiết tha. Với bài thơ này, nhà thơ đã nói hộ tiếng lòng của hàng triệu người VN đối với lãnh tụ HCM kính mến. (NA)

13. Y Phương (1948)

+ Nhà thơ Y Phương là người dân tộc Tày, Tên thật: Hứa Vĩnh Sước. Sinh năm: 1948, tại Trùng Khánh, Cao Bằng. Thể loại chính: thơ, kịch.

Tuy sống giữa đất Hà Nội nhưng thường ngày ông vẫn “phát sóng bằng tiếng Tày” với vợ con trong nhà.

Nhà thơ kể: “Lên tám chín tuổi tôi mới được đi học trường cấp một thị trấn Trùng Khánh, và tập nói tiếng Kinh. Ngày ấy, mỗi sáng sớm đến trường, mẹ thường cho tôi năm xu một hào để mua đồ ăn sáng. Nhưng tôi đã nhịn, dành dụm số tiền ít ỏi chỉ để mua sách. Tôi coi sách như bạn. Vì tôi không có hứng thú ham chơi thả diều, đá bóng như nhiều bạn cùng lứa. Tôi cô đơn và hay buồn, ngay từ khi còn ít tuổi".

Bắt đầu sáng tác từ những năm còn là bộ đội. Đất nước giải phóng, ông vào học trường Viết văn Nguyễn Du, khóa II, niên khoá 1983-1985. Ông đã đoạt Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1983 - 1984, được trao Giải thưởng Nhà nước với ba tập thơ nổi tiếng: "Tiếng hát tháng giêng", "Chín tháng" và "Lời chúc"; từng đảm nhiệm chức Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin, rồi Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng, từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 6…

Từ nhiều năm trước, nhà thơ Tế Hanh đã nhận xét về ông như sau: Y Phương là một nhà thơ, một nhà thơ miền núi rất mới mẻ, thơ anh vừa dân tộc, nhưng vừa có cái gì hiện đại, hôm nay và mai sau...

+ Bài thơ với nhan đề là “Nói với con” đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng

chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng vănhóa.

Một phần của tài liệu Chân dung các nhà văn nổi tiếng (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w