Phần tự chọn (5 điểm) Thí sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1:

Một phần của tài liệu Hướng Dẫn Ôn Thi Môn Địa Lí ppsx (Trang 46 - 47)

Đề 1:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam phần công nghiệp chung và những kiến thức đã học, hãy trình bày: a) (2,5 điểm). Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: - Mức độ tập trung công nghiệp.

- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

- Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo những hướng nào ? Các ngành chuyên môn hóa chủ yếu của từng trung tâm công nghiệp, cụm công nghiệp.

b) (2,5 điểm). Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?

Đề 2

Câu 1 (4 điểm)

Trình bày thế mạnh và khó khăn trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện ở vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta.

Câu 2 (1 điểm)

Việc phát huy các thế mạnh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng như thế nào ?

(Thí sinh được mang Atlat Địa lý Việt Nam vào phòng thi)

Bài giải môn Địa lý I. Phần Bắt Buộc:

Câu 1: Nhận xét:

- Nhìn chung bình quân sản lượng lúa theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long luôn tăng trong thời kỳ 1985 - 2000.

- Ở đồng bằng sông Hồng: từ 1985 đến năm 2000, bình quân sản lượng lúa theo đầu người tăng 164 kg và tăng 1,69 lần.

- Ở đồng bằng sông Cửu Long: từ năm 1985 đến năm 2000, bình quân sản lượng lúa theo đầu người tăng 517kg và tăng 2,03 lần.

Như vậy, bình quân sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn bình quân sản lượng theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng.

- Bình quân sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long luôn cao hơn bình quân sản lượng lúa theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng.

Giải thích:

Bình quân sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long luôn cao hơn so với đồng bằng sông Hồng vì:

- Diện tích gieo trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (gần 4 triệu ha) lớn hơn diện tích gieo trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng (1 triệu ha) - Năm 1999.

- Sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn sản lượng lúa ở đồng bằng sông Hồng (16,3 triệu tấn; 6,1 triệu tấn - năm 1999).

- Mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng (1.180 người / km2) lớn hơn mật độ dân số ở đồng bằng sông Cửu Long (406 người/km2) (năm 1999)

Câu 2:

- Nhìn chung cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1979 và 1999 không đều và thay đổi qua 2 năm. Nhóm tuổi 15-59 luôn chiếm tỷ lệ cao, kế đó là nhóm tuổi 0-14 và chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên.

- Sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi từ năm 1979 đến 1999: + Nhóm tuổi 0-14: tỷ lệ từ 42,5% còn 33,5% giảm 9%.

+ Nhóm tuổi 15-59: tỷ lệ từ 50,4% tăng lên 58,4% tăng 8%. + Nhóm tuổi từ 60 trở lên: tỷ lệ từ 7,1% tăng lên 8,1% tăng 1%.

- Giải thích:

* Nhóm tuổi 0-14: tỷ lệ giảm do kết quả của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ gia tăng dân số. * Nhóm tuổi 15-59: tỷ lệ tăng vì từ 1979 đến 1999 lớp tuổi 0-14 đã chuyển sang lớp tuổi 15-59.

* Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tỷ lệ tăng vì cuộc sống ngày càng được nâng cao, y tế phát triển, tuổi thọ trung bình của nhân dân ta tăng nên tỷ lệ người lớn tuổi cao.

Kết cấu dân số theo độ tuổi qua 2 năm trên thì dân số nước ta là dân số trẻ nhưng ngày càng già đi.

Một phần của tài liệu Hướng Dẫn Ôn Thi Môn Địa Lí ppsx (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w