Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty:

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sử dụng vốn hiệu quả trong kinh doanh tại cty tnhh tâm chiến (Trang 42 - 43)

Công ty có bộ máy tổ chức quản lý tương đối gọn nhẹ gồm các phòng, ban, bộ phận có nhiệm vụ cụ thể nhưng vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động.

Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

Ghi chú: Chịu sự quản lý trực tiếp Các bên có liên quan

Công ty TNHH Tâm Chiến là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân. Đứng đầu Công ty là giám đốc chỉ đạo trực tiếp xuống từng phòng ban. Giúp việc cho giám đốc là các phòng ban chức năng và các phòng nghiệp vụ.

Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc có quyền quyết định cho mọi chủ trương, biện pháp để thực hiện nhiệm vụ, làm chủ tài khoản và thực hiện các chế độ chính sách cho các CNV trong Công ty.

Phó giám đốc sản xuất : chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc của công ty về toàn bộ tình hình sản xuất của Công ty, chỉ đạo cho các phân xưởng sản xuất và phòng kỹ thuật để phối hợp nhịp nhàng đảm bảo quá trình sản xuất đúng theo kế hoạch đề ra.

Phòng kế toán: Thực hiện công tác hạch toán các chi phí sản xuất kinh doanh và lập báo cáo tài chính của Công ty. Xây dựng kế hoạch tài chính, xác định nhu cầu về vốn, tình hình hiện có và sự biến động của các tài sản trong công ty.

GIÁM ĐỐC Phó giám đốc sản xuất Phòng kế toán Phân xưởng sx Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng tổ chức và hành chính

Phòng kinh doanh: chức năng tham mưu cho giám đốc về những đơn đặt hàng, tìm kiếm khách hành, tiến hành ký kết hợp đồng sản xuất, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc.

Phòng tổ chức hành chính: có trách nhiệm quản lý toàn bộ nhân sự cho các bộ phận sản xuất của Công ty. Theo dõi thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ CNV trong công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc.

Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ chuẩn bị, giám sát về kỹ thuật trong suốt quá trình sản xuất cho đến khâu nghiệm thu sản phẩm.

Phân xƣởng sản xuất: tại đây tiếp nhận các đơn đặt hàng, sau đó tiến hành sản xuất sản phẩm và có kế hoạch điều chỉnh quá trình sản xuất cho phù hợp tiến độ giao hàng.

Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau, giữa các bộ phận trong phòng ban luôn có sự trao đổi thông tin, các công việc được sử lý nhanh và chặt chẽ từ cấp chỉ đạo đến bộ phận thực hiện.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sử dụng vốn hiệu quả trong kinh doanh tại cty tnhh tâm chiến (Trang 42 - 43)