Lựa chọn hệ thống điều khiển:

Một phần của tài liệu Giáo trình hàn TIG cơ bản (nghề hàn cao đẳng) (Trang 44 - 46)

- Biện pháp phòng tránh: Giảm nhiệt độ ở bể hàn, điều chỉnh dòng hàn, tốc độ hàn phù hợp

3 Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

1.2 Lựa chọn hệ thống điều khiển:

- Hiệu chỉnh thời gian khí bảo vệ ra trước khi hàn:

Khi hàn khí bảo vệ phun ra trước khi hồ quang hình thành. Khoảng thời gian từ khi khí phun ra cho tới khi hồ quang hình thành có thể điều chỉnh được từ 0 10 giây

- Hiệu chỉnh độ dốc của dòng hàn(thời gian trượt từ dòng khởi đầu lên dòng cơ bản và thời gian trượt từ dòng cơ bản xuống dòng lấp rãnh hồ quang):

Độ dốc của dòng hàn chia ra làm hai giai đoạn

+ Giai đoạn dòng hàn trượt lên là giai đoạn bắt đầu mồi hồ quang dòng hàn tăng dần từ thấp lên cao sau thời gian nhất định dòng hànđạt giá trị lớn nhất chính là dòng hàn đã chọn. Thời gian cài đặt dòng hàn trượt lên từ 0 

10 giây. Tác dụng của giai đoạn này là bảo vệ điện cực không bị hưhại.

+ Giai đoạn dòng hàn trượt xuống là giai đoạn khi kết thúc mối hàn dòng hàn không bị mất ngay mà dần giảm xuống trị số 0 trong khoảng thời gian đã định trước từ 0 10 giây. Tác dụng này nhằm tránh hiện tượng khuyết lõm cuối mối hàn.

- Hiệu chỉnh thời gian khí bảo vệ ra sau:

Là thời gian cài đặt dòng khí vẫn tiếp tục phun ra sau khi hồ quang đã tắt thời gian điều chỉnh là từ từ 0 10 giây. Tác dụng của khi ra sau để bảo vệ phần cuối đường hàn khi nó chưa hoàn toàn đông cứng.

- Lựa chọn kiểu hàn:

+ Khi mũi tên công tắc chỉ vào 2T máy sẽ làm việc theo chu kỳ 2T. Kiểu hàn này bóp cò khi hàn và khí bảo vệ ra trước hồ quang hình thành sau trong suốt quá trình hàn người thợ phải giữ cò. Khi kết thúc quá trình hàn người thợ nhả cò hồ quang dần tắt sau đó đến khí bảo vệ.

+ Khi mũi tên công tắc chỉ vào 4T máy sẽ làm việc theo chu kỳ 4T. Kiểu hàn này phải bóp và nhả cò khi hàn và khí bảo vệ ra trước hồ quang hình thành sau trong suốt quá trình hàn người thợ không phải giữ cò. Khi kết

thúc quá trình hàn người thợ bóp và nhả cò hồ quang dần tắt sau đó đến khí bảo vệ.

- Lựa chọn kiểu gây hồ quang hàn:

+ Khi mũi tên công tắc chỉ vào 2T máy sẽ làm việc dạng TIG xung tức là khi hàn người thợ đặt đầu điện cực cách bề mặt vật hàn một khoảng nhất định sau đó bóp cò hồ quang được hình thành.

+ Khi mũi tên công tắc chỉ vào 4T máy sẽ làm việc TIG quỵet tức là khi hàn người thợ phải đồng thời bóp cò và quỵet đầu điện cực lên bề mặt vật hàn một vài lần hồ quang được hình thành.

- Lựa chọn chế độ khởi động hồ quang (nếu có)

Khởi động nóng: Khởi động hồ quang bằng dòng lớn xuống dòng cơ sở. Khởi động hồ quang bằng dòng nhỏ đền dòng cơ sở

- Lựa chọn độ cân bằng:

Độ cân bằng là mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều sâu nóng chẩy của mối hàn thông qua chiến áp người thợ có thể lựa chọn độ cân bằng theo yêu cầu.

- Lựa chọn chế độ hàn xung, hoặc không xung.

Hỏng hóc ỏ thiết bị hàn TIG:

- Bộ phận dẫn nước làm mát:

Các rãnh nước làm mát trong vòi hàn bị bịt, vòi hàn bị quá nhiệt(lỗi này thường được nhận biết một cách quá muộn, bởi vì áp suất trong hệ thống nước làm mát vẫn đủ, nên công tắc báo thiếu nước không hoạt động)

Nguyên nhân: Do có cặn trong hệ thống dẫn nước làm mát. - Van(nam châm) khí bảo vệ:

Điện cực Vofram và bể hàn không được khí bảo vệ đầy đủ trước, trong và sau khi hàn.

Nguyên nhân: Do thời gian cho khí ra trước và sau khi hàn không được chỉnh đủ lâu; tính năng bị ảnh hưởng(van nam châm bị kẹt và dịch chuyển một cáchchậm chạp).

- Quạt làm mát:

Các chi tiết của thiết bị không được làm mát đúng mức do đó có thể bị hủy hoại

Nguyên nhân: Do quạt không hoạt động, hoặc quay sai hướng cần làm mát.

Một phần của tài liệu Giáo trình hàn TIG cơ bản (nghề hàn cao đẳng) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)