- Heli là loại khí trơ không màu, mùi, vị Tỷ trọng so với không khí là 0,13 được khai thác từ khí thiên nhiên, có nhiệt độ hóa lỏng rất thấp – 272 0 C,
3 Đảm bảo an toàn lao động và
2.2. Dụng cụ thiết bị hàn, vật liệu hàn.
2.2.1. Chuẩn bị thiết bị dụng cụ
Sử dụng loại thiết bị hàn TIG như TIG 300 P hoặc các thiết bị hàn TIGcó dòng tối đa từ 250 A trở lên, các phụ kiện đi kèm đúng chủng loại, kích cỡ, tình trạng hoạt động tốt. Các dụng cụ sử dụng tương tự khi hàn hình thành đường hàn trên mặt tấm phẳng, cần chú ý có thêm dưỡng kiểm tra mối hàn.
Hình 4.1 Thiết bị, dụng cụ hàn TIG
2.2.2. Vật liệu hàn
Chọn vật liệu dây hàn phụ căn cứ vào vật liệu cơ bản, kích thước phù hợp với chiều dày vật hàn.
Khí hàn là khí Ar, Heli có độ tinh khiết > 98%
2.2.3. Các điều kiện khác Nơi làm việc cần được đảm bảo không bị ảnh hưởng của gió tránh làm tạt khí bảo vệ mối hàn.
2.3. Chọn chế độ hàn.
Các thông số cơ bản của chế độ hàn TIG
2.3.1. Đường kính đường kính điện cực và dây hàn phụ a. Đường kính điện cực.
Đường kính điện cực phụ thuộc vào chiều dày của chi tiết hàn, cường độ dòng điện hàn và thứ tự của lớp hàn. Khi hàn vật hàn có chiều dày lớn phải chọn cường độ dòng điện hàn lớn nên chọn đường kính điện cực lớn, khi hàn lớp lót có thể chọn điện cực có đường kính nhỏ hơn khi hàn các lớp sau.
Đường kính dây hàn phụ diện tích tiết diện mối hàn, khe hở hàn và thứ tự thực hiện mối hàn, trong trường hợp hàn gấp mép không cần sử dụng que hàn phụ khi đo mối hàn được hình thành nhờ kim loại cơ bản ở chỗ gấp mép của hai chi tiết nóng chảy và đông dặc tạo thành.
2.3.2. Cường độ dòng điện hàn, đường kính miệng phun và lưu lượng khí. a. Cường độ dòng điện.
Cường độ dòng điện hàn phụ thuộc vào thứ tự thực hiện mối hàn, chiều dày vật hàn, đường kính dây hàn phụ và dây hàn phụ, ngoài ra còn phụ thuộc vào vị trí mối hàn trong không gian. Hàn TIG thường sử dụng để hàn lớp lót mối hàn khi hàn có vát mép và những vật hàn có chiều dày nhỏ vì vậy thường sử dụng dòng điện hàn có cường độ nhỏ hơn so với khi hàn hồ quang tay hoặc hàn MAG.
b. Đường kính miệng phun (ống chụp khí) lưu lượng khí bảo vệ.
Lựa chọn đường kính miệng phun và lưu lượng khí phụ thuộc vào cường độ dòng điện hàn, dạng liên kết hàn(vát mép, không vát mép; độ lớn khe hở liên kết hàn):
Đường kính miệng phun không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng tới diện tích và áp suất của dòng khí bảo vệ, ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn.
Lượng khí bảo vệ ít sẽ dẫn đến việc bảo vệ mối hàn không đầy đủ, không khí bên ngoài xâm nhập vào vùng hàn gây ra khuyết tật cho mối hàn, ngược lại lượng khí bảo vệ nhiều sẽ gây lãng phí đồng thời dễ tạo ra dòng khí xoáy kéo theo không khí bên ngoài vào vùng hàn.
Dòng điện hàn (A) Hàn DC Hàn AC Đường kính miệng phun (mm) Lưu lượng khí (l/phút) Đường kính miệng phun (mm) Lưu lượng khí (l/phút) 10 ÷ 100 4 ÷ 9,5 4 ÷ 5 8 ÷ 9,5 6 ÷ 8 101 ÷ 150 4 ÷ 9,5 4 ÷ 7 9,5 ÷ 11 7 ÷ 10 150 ÷ 200 6 ÷ 13 6 ÷ 8 11 ÷ 13 7 ÷ 10 201 ÷ 300 8 ÷ 13 8 ÷ 9 13÷ 16 8 ÷ 15 301 ÷ 500 13 ÷ 16 9 ÷ 12 16 ÷ 19 8 ÷ 15
Bảng 4.1 Chọn đường kính miệng phun
2.3.3. Điện áp hàn
Cũng giống như khi hàn hồ quang tay điện áp hàn khi hàn TIG cũng phụ thuộc vào chiều dài hồ quang, chiều dài hồ quang lớn thì điện áp lớn và ngược lại. Chiều dài hồ quang lớn làm khả năng xâm nhập của khí từ ngoài vào vùng hàn, giảm khả năng bảo vệ của khí hàn và hồ quang hàn không tập trung dễ gây ra các khuyết tật, ngược lại khi chiều dài hồ quang quá nhỏ thì không đủ làm
ngấu mối hàn có chiều rộng lớn, vì vậy khi hàn TIG thường duy trì chiều dài hồ quang khoảng 3 ÷ 5mm.
2.3.4. Vận tốc hàn.
Khi hàn TIG do cường độ dòng điện hàn nhỏ vì vậy vận tốc hàn thường chậm hơn so với khi hàn hồ quang tay và hàn MAG.
Sau đây là chế độ hàn tham khảo khi hàn TIG với thép cácbon:
Bảng 4.2 Chế độ hàn TIG với thép cácbon
Bề dày (mm) 1 1,6 2,4 3,2 Đường kính điện cực (mm) 11,6 1,62,4 1,62,4 2,43,2 Dòng điện hàn (A) 3060 6080 80120 110150 Đường kính dây hàn phụ (mm) 1,6 1,62,4 2,4 2,43,2 Lưu lượng khí bảo vệ l/phút 610 610 610 610
Bảng 3.3 Chế độ hàn thép không gỉ dòng điện một chiều
2.3.5. Gá và hàn đính phôi hàn.
Gá và hàn đính có thể thực hiện trên đồ gá sẽ cho phép tăng năng suất và độ chính xác về hình dáng, kết cấu trước khi hàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hàn đạt kết quả cao.
- Vật hàn trước khi hàn đính cần làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ, sử dụng bàn chải sắt làm sạch mép hàn và xung quanh mép hàn đến khi nhìn thấy ánh kim.
- Khoảng cách giữa các mối hàn đính bằng 40 50 lần chiều dày vật hàn nhưng không vượt quá 300mm.
- Chiều dài mối đính bằng 3 4 lần chiều dày vật hàn nhưng không vượt quá 30mm.
- Chiều rộng mối đính phải nhỏ hơn so với chiều rộng mối hàn, thường chọn chiều rộng mối hàn đính K = 2/3xK (K là cạnh mối hàn).
Thực hiện các mối đính ở mặt đối diện với mặt thực hiện mối hàn, hai chi tiết khi gá đính phải đảm bảo vuông góc..
Nếu hàn một phía khi gá đính có thể tạo góc biến dạng ngược khoảng 30
50, khi hàn hai phía không cần tạo biến dạng ngược.
Hình 4.2 Gá phôi hàn 1F
- Kiểm tra chất lượng mối hàn đính, hình dạng và độ cứng vững của kết cấu hàn và hiệu chỉnh kết cấu nếu cần