Hệ thống công trình trạm bơm là tổ hợp các công trình thủy công và các trang thiết bị cơ điện ... nhằm đảm bảo lấy nước từ nguồn nước, vận chuyển và bơm nước đến nơi sử dụng hoặc cần tiêu nước thừa ra nơi khác.Các thành phần công trình của hệ thống trạm bơm. Sau đây chúng ta hãy xét thành phần đầy đủ của một hệ thống trạm bơm, như Hình 8 -1 dưới đây để hiểu vị trí và công dụng của mỗi thành phần tạo nên hệ thống trạm bơm:
Hình 8 - 1. Sơ đồ bố trí hệ thống các công trình trạm bơm.
- Công trình cửa lấy nước 1, lấy nước từ nguồn ( lấy từ sông, hồ, kênh dẫn ... ) ; - Công trình dẫn nước 2, có nhiệm vụ đưa nước từ cửa lấy nước về bể tập trung nước trước nhà máy bơm. Công trình dẫn nước có thể là kênh dẫn, đường ống dẫn hoặc xi phông. Trên công trình dẫn có thể có bể lắng cát 3, nếu có luận chứng thỏa đáng ; - Bể tập trung nước 4 nằm trước nhà máy bơm, nó có nhiệm vụ nối tiếp đường dẫn với công trình nhận nước ( bể hút ) của nhà máy sao cho thuận dòng;
- Công trình nhận nước 9 ( bể hút ) lấy nước từ bể tập trung và cung cấp nước cho ống hút hoặc ống tự chảy vào máy bơm ;
- Nhà máy bơm 5, đây là nơi đặt các tổ máy bơm và các thiết bị phụ cơ điện ; - Đường ốngáp lực ( ống đẩy ) 6, đưa nước từ máy bơm lên công trình tháo 7; - Công trình tháo 7 ( bể tháo ) nhận nước từ ống đẩy, làm ổn định mực nước, phân phối nước cho kênh dẫn 8 hoặc công trình nhận nước .
Thành phần các công trình của trạm, vị trí và hình thức kết cấu của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : mục đích sử dụng của trạm bơm, lưu lượng, cột nước, điều kiện tự nhiên ( địa hình nơi đặt, giao động mực nước thượng hạ lưu, lượng dòng chảy rắn,
33
điều kiện địa chất công trình, tình hình vật liệu địa phương ), việc cung cấp kỹ thuật thi - công xây lắp ..v.v.. mà quyết định. Ví dụ, khi dòng nước ít bùn cát hoặc độ lớn hạt không nguy hiểm cho máy bơm thì không cần xây bể lắng cát, khi cột nước cần bơm rất thấp, mực nước bể tháo rất ít giao động thì có thể không cần xây ống đẩy mà xây bể tháo liền vào sát nhà máy ..v.v..
3.1. Sơ đồ điều khiển máy bơm;
Khi nghiên cứu thiết kế hệ thống trạm bơm cho nhu cầu cải tạo đất và cấp nước nông thôn, điều trước tiên cần giải quyết hai nhiệm vụ: Xác định tuyến công trình và xác định tối ưu số lượng trạm bơm và vị trí đặt các trạm. Để giải quyết những nhiệm vụ này có thể dựa vào những kinh nghiệm sau đây:
- Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, chiều dài công trình dẫn nước và địa điểm của các kênh dẫn nước tưới và cấp nước nông thôn của vùng, có thể xây dựng một hoặc vài bậc trạm, nghĩa là một hoặc vài trạm bơm. Số lượng bậc cần được quyết định theo tiêu chuẩn tính toán kinh tế - kỹ thuật. Khi các chi phí quy đổi cân bằng giữa các phương án thì người ta ưa chọn phương án có số bậc nhỏ nhất;
- Để giảm khối lượng công tác và giá thành xây dựng, chiều dài của tuyến trạm cần ngắn nhất. Các trạm bơm đầu mối cố gắng đặt gần khu tưới ( hoặc khu tiêu ). Các công trình thủy công của trạm, các kênh dẫn chính, đường xá và đường tải điện cần phải xây dựng trên các phần đất không sử dụng được đối với việc sản xuất nông nghiệp. Cần chú trọng đến công tác phòng hộ rừng. Các công trình dạng tuyến, mong muốn bố trí theo ranh giới ruộng luân canh, dọc đường và tuyến tải điện hiện hành.
- Nếu không có nhu cầu đặc biệt thì không cho phép xây dựng các công trình thủy công trên vùng có khoáng sản, trong vùng cactơ, vùng sụt lở, vùng có thác nước ... - Khi nguồn nước có các hạt rắn lơ lửng với đường kính hạt từ 0,25 ... 0,5 mm thì nên xây dựng bể lắng. Vị trí bể lắng đặt khoảng giữa công trình lấy nước và nhà máy Đối với phù sa, đường kính hạt rắn nhỏ không có nguy hại cho máy bơm thì nên thiết kế kênh dẫn mang phù sa bón ruộng. Nên bố trí kết hợp cửa lấy nước với nhà máy, sử dụng cửa lấy nước nhiều tầng để lấy nước trong, loại trừ cát lớn vào máy bơm. - Ở vị trí có bãi sông hẹp, bờ sông dốc và giao động mực nước sông không lớn hơn 8 m, nếu dùng sơ đồ kênh dẫn sẽ đào kênh sâu dẫn đến khối lượng lớn, lại dễ bồi lắng bùn cát trong quá trình làm việc. Do vậy, trường hợp này nên dùng sơ đồ kết hợp giữa nhà máy và công trình lấy nước thành khối , hoặc công trình lấy nước và nhà máy đặt tách nhưng gần nhau bên bờ sông.
34
S ơ đồ bố trí nhà máy - cửa lấy nước bên bờ sông.
a) Bố trí kết hợp:1- nguồn nước; 2- phần cửa lấy nước; 3,5 - cầu trục cửa lấy nước va cầu trục gian máy; 4- gian máy chí8nh; 7- nửa tầng cáp điện; 9- van đĩa;10- động cơ điện; 11- bơm li tâm trục đứng; 12 - ống hút cong; 13- MBA.b) Bố trí riêng lẻ bên bờ: 1- giếng bờ; 2- nhà máy; 3- ống hút; 5- rãnh lưới chắn rác; 6- van lấy nước.
- Khi bãi sông rộng, mực nước sông giao động ít ( dưới 4 m ), trường hợp này nên chọn sơđồ bố trí loại riêng biệt trên bãi sông : công trình lấy nước đặt ở mép nước lớn nhất, còn nhà máy đặt trên bãi sông, công trình dẫn nước là kênh hở hoặc ống dẫn tự chảy .
Sơ đồ bố trí riêng biệt, ống dẫn tự chảy.
- Khi mực nước sông giao động lớn ( từ 10 - 20 m ), để bảo đảm ổn định công trình và giảm giá thành xây dựng nên áp dụng sơ đồ bố trí kết hợp nhà máy với công trình lấy nước ở lòng sông ( xem Hình 8 - 4,a ). Chú ý điều kiện vận tải thủy trên sông. Hoặc có thể chọn sơ đồ bố trí riêng biệt: cửa lấy nước ở lòng sông còn nhà máy trên bờ.
35
Sơ đồ lấy nước ở lòng sông.
- Trong trường hợp lưu lượng hồ nhỏ, mực nước giao động trong phạm vi chiều cao hút nước hs cho phép của máy bơm thì có thể đặt ống hút trên giá đỡ gỗ hoặc trên khung bê tông cốt thép để lấy nước trực tiếp từ sông hồ một cách đơn giảm, kinh tế. - Đối với trạm bơm lấy nước từ hồ chứa, nếu mực nước giao động không lớn lắm ( đến 8 m ) nên chọn sơ đồ kết hợp ở thượng lưu ( xem Hình 8 - 5 ).
S ơ đồ kết hợp lấy nước thượng lưu hồ chứa.
1- bể tháo; 2 - bể áp lực; 3- kênh tháo; 4 - tháo nước thừa; 5 - đập đất; 6 - nhà máy;7 - trạm phân phối điện.
- Khi mực nước hồ giao động lớn, nếu đặt trạm ở thượng lưu hoặc trên đập thì khó bảo đảm lấy nước thường xuyên quanh năm mà vận hành phức tạp và tốn kém đầu tư ,
36
trường hợp này nên chọn sơ đồ bố trí riêng biệt phía sau đập ( xem Hình 8 - 6 ). Cách bố trí này làm cho công trình trạm bơm đơn giản hơn nhiều vì không trực tiếp chịu áp lực nước thượng lưu. Thường người ta chọn vị trí lấy nước trực tiếp từ cống ngầm. Trường hợp nếu không cho phép lấy nước qua cống ngầm mà phải xây dựng một đường ống riêng qua thân đập thì sẽ phải tăng vốn đầu tư. Lúc này cần so sánh phương án lấy nước này với phương án đặt nhà máy ở thượng lưu, qua so sánh kinh tế - kỹ thuật để chọn phgương án có lợi.
- Trường hợp lấy nước từ hồ chứa có giao động mực nước nhỏ ( dưới 3 m ), đập thấp và điều kiện ổn định đập cho phép ta có thể chọn cách bố trí nhà máy bơm ngang đập, như Hình 8 - 7 dưới đây.
Sơ đồ trạm bơm bố trí phía hạ lưu đâp.
1- hồ chữa; 2- tháp lấy nước; 3- cửa lấy nước ; 4- van sữa chữa; 5- cống tháo đáy; 6- cầu công tác; 7- đập đất; 8- nhà máy bơm; 9, 10- cửa van và th.bị đo lưu lượng; 11- ống hút; 12- xả nước; 13- kênh tháo tiêu năng.
37
1- hạ lưu đập; 2- cầu trục và cửa van đập tràn; 3- gian máy; 4- đỉnh xi phông tháo; 5- hành langlưu thông; 6- BXCT bơm hướng trục; 7- ống hút cong.
- Các trạm bơm lấy nước trên kênh thường chọn sơ đồ bố trí kết hợp nhà máy bơm với công trình lấy nước ( xem Hình 8 - 8 ). Sơ đồ nầy, nhà máy và cửa lấy nước thường liền khối . Dưới đây là trạm bơm lấy nước từ kênh chính, đưa nước vào bể tháo bằng hình thức xi phông, giảm được các cửa van chặn nước chảy ngược từ bể tháo ngược về ống đẩy.
Sơ đồ bố trí kết hợp, lấy nước trên kênh chính.
1- công trình chắn rác; 2- nhà máy; 3- ống đẩy; 4- xi phông tháo.
- Những vùng tưới nhỏ ven sông, ven hồ chứa có mực nước thay đổi nhiều, địa hình, địa chất phức tạp, lưu lượng không lớn ( dưới 5 m3/s ) nên dùng các trạm bơm đặc biệt,như: trạm bơm thuyền, trạm bơm đặt trên ray ( xem Hình 8 - 9 ) ...
Các loại trạm bơm cấp nước dân dụng lấy nước từ sông cũng tương tự như các trạm bơm tưới tiêu đã trình bày trên, chỉ khác là từ bể tháo trở đi là đường ống áp lực hoặc có thêm bể lọc nước ...
Trạm bơm đặt trên ray.
1- đường ray; 2- khung; 3- giá tựa; 4- kết cấu phần trên; 5- tổ máy bơm; 6- ống đẩy; 7- dây kéo.
38
3.2. Sơ đồ tự động bơm nước dự phòng; 3.3. Sơ đồ tự động bơm nước cứu hoả.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm các thiết bị phát hiện và dập tắt hỏa hoạn bằng nước ( cung cấp nước chữa cháy cả trong lẫn ngoài nhà máy ) hoặc bằng các phương tiện khác ( dùng khí ga, dùng bọt chữa cháy, dùng cát ..v.v.. ) 1.000 m3 và điều kiện kết cấu bao che được làm bằng vật liệu chịu lửa cấp I và II. Đối với trạm bơm lớn hơn, cần phải đặt bể chứa nước phụ bên ngoài nhà để chữa cháy.. Không cần đặt hệ thống cấp nước chữa cháy bên ngoài nhà máy của trạm bơm nhỏ và trung bình với thể tích nhà máy
Hình 10 - 17 là sơ đồ các đường ống của hệ thống cứu hỏa ở trạm bơm loại lớn. Nước chữa cháy do hai máy bơm 3 bơm từ bể chữa 1 hoặc bơm từ các đường ống 2 của hệ thống cấp nước kỹ thuật. Các máy bơm 3 đưa nước vào đường ống dẫn chính 13 đặt dọc theo cả nhà máy, đặt cùng cao trình tầng một bên ngoài các buồng máy điện chính. Nước từ đường ống 13 dẫn vào : vòi cứu hỏa 12 của các buồng máy điện; vào ống rót buồng cầu thang máy; vào các đường ống phân phối 7 của hệ thống vòi xối; vào các thiết bị tưới 8 để dập tắt lửa bằng tia phun bụi trong các hầm cáp, các tầng và kênh; vào ống 11 để dập tắt lửa trong các động cơ điện lớn; vào đường ống 9 để tích sơ bộ bể lắng hoặc bể lọc của hệ thống cấp nước kỹ thuật .
1- Bể chứa; 2, 7, 9, 13- các đường ống: của hệ thống cấp nước kỹ thuật, phân phối doc̣ kênh dẫn cáp, để tích sơ bộ bể lắng hoặc hệ thống lọc nước của hệ thống cấp nước kỹ thuật, đường ống chính; 3- bơm cứu hỏa; 4- vòi cứu hỏa buồng thang máy; 5, 6, 12- các van cứu hỏa: bên ngoài, bên trong, buồng máy điện; 8- đến các thiết bị tưới; 10- tháo nước rò; 11- ống để dập tắt lửa của động cơ điện.Cần có hai máy bơm cứu hỏa trở lên ( có một dự phòng ). Các bơm này cần đặt thấp hơn mực nước thấp nhất của
nguồn. Thời gian khởi động máy bơm cứu hỏa không lớn hơn 5 phút sau khi nhận tín hiệu và cần phải có hai nguồn cấp điện độc lập hoặc dùng một bơm lấy điện từ lưới và một bơm với động cơ đốt trong.Có thể sát nhập hệ thống cứu hỏa với hệ thống cấp nước uống - sản xuất và với hệ thống cấp nước kỹ thuật khi có luận chứng kinh tế - kỹ thuật thỏa đáng.
39
Bài 5: Hệ thống thiết bị nhị thứ
1: Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của hệ thống nước kỹ thuật.
a. Bảng điều khiển bằng tay
- Bộ phận điều khiển đóng/ngắt - Đồng hồ mạch điện 3 pha
- Đồng hồ đo áp/ công tắc lựa chọn
- Đồng hồ tần suất/đồng hồ báo nhiệt độ nước/ đồng hồ áp dầu/ đồng hồ báo thời gian/đồng hồ điện áp ắc quy.
- Nút dừng khẩn cấp
- Chức năng cảnh báo: quá tốc độ, nhiệt độ nước cao - Áp dầu thấp, sung điện thất bại
- Tính năng bảo hộ: áp dầu thấp, nhiệt độ nước cao, quá tốc độ, ngừng khẩn cấp và các tính năng khác.
b. Bảng điều khiển tự động khởi động không điện lưới
Màn hiển thị này ngoài tính năng tiêu chuẩn của màn hiển thị bằng tay còn có đầu nối điều khiển lộ trình xa.
- Lựa chọn tự động dùng máy/ bằng tay
- Cầu dao kéo dài thời gian khởi động (3-5 giây, có thể điều chỉnh) - Cầu dao kéo dài thời gian ngắt máy (0-270 giây, có thể điều chỉnh) - Cầu dao 3 lần tự khởi động thời gian
- Thêm chỉ thị cảnh báo: tốc độ cao/thấp, sự cố điện áp đầu ra, khởi động thất bại, cảnh báo mực nước cao, ngừng máy khẩn cấp.
40
- Tăng tính năng bảo hộ: tốc độ cao/thấp, khởi động thất bại, sự cố điện áp đầu ra, quá áp
c. Bảng điều khiển tự động khởi động kiểu độc lập, không cần người giám sát
Có thể đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, cung cấp tính năng điều khiển tự khởi động và tính năng thay dao phụ tải tự động, tủ điều khiển kiểu độc lập 1 khối, thao tác thuận tiện, thích hợp với điều khiển tập trung thiết bị điện.
d. Bảng điều khiển tự động giám sát từ xa
- Màn hiển thị LCD hiển thị các bước tiến hàng, trạng thái, sự cố và các tham số. - Có đầu nối RS232 hoặc 485, tính năng điều khiển từ xa, đo xa, tín hiệu xa. - Bảo hộ tổ máy, dừng máy tự động và cảnh bảo trong những trường hợp sau: khởi động thất bại, quá tốc độ, tốc độ thấp, nhiệt độ nước cao, áp dầu thấp, bộ truyền cảm tốc độ không có tín hiệu, sự cố xung điện…
e. Bảng điều khiển cắt đổi trọng tải tự động (ATS)
- 4 cấp, công tắc cắt đổi khóa liên hoàn cơ khí/ khí điện - Đèn hiển thị trạng thái có tải, phát điện, điện lưới - Nút lựa chọn cơ chế tự động hoặc bằng tay
- Màn hình điều khiển được rửa dung dịch axits, phốt phát, xử lý phun - Phần dưới đáp ứng sung điện thuận tiện cáp điện vào/ra
- Thời gian cắt đổi tự động, không quá 7 giây (có thể điều chỉnh) f. Màn hiển thị máy song song
- Tính năng tự động/bán tự động hoặc đa tính năng - Lưới điện song song, cấp điện ổn định
- Tốc độ tập chung, phụ tải phối hợp tự động, sử dụng và bảo dưỡng thuận tiện - Có tính kinh tế: có thể căn cứ theo yêu cầu trọng tải thực tế để sử dụng máy, tiết kiệm dầu.
- Linh hoạt hơn trong việc mở rộng trong tương lai.: có thể căn cứ theo yêu cầu phát triển và sự cải tiến của thiết bị, đáp ứng việc tăng trọng tải.
41
1.2. Sơ đồ khối bố trí thiết bị và chức năng từng khối trên tủ điều khiển trạm biến áp;
a. Chức năng điều khiển: