- Ghi báo cáo đúng tình trạng
c. Chất lỏng thẩm thấu
Trong kiểm tra thẩm thấu, chất thấm là chất lỏng có khả năng thấm sâu vào các khuyết tật bề mặt hoặc thông lên bề mặt của vật kiểm. Tuy nhiên, để kiểm tra chất thấm phải có các tính chất khác ngoài khả năng thấm. Chất thấm lỏng lý tưởng cần phải thỏa mãn các yêu cầu:
Có khả năng lan toả và thâm nhập sâu vào bên trong vật qua các mạch thẩm thấu.
Khó bị phai màu hoặc bị giảm hiệu suất huỳnh quang.
Làm sạch dễ sau khi kiểm.
Không độc, khó bốc cháy.
Có tính trơ đối với vật kiểm hoặc thùng chứa.
Giá cảhợp lý.
Độnhớt của chất thấm lỏng ảnh hưởng đến tốcđộ thấm. Chất thấm có độ nhớt cao thì tốc độ thấm thấp. Còn các chất thấm có độ nhớt thấp thường loang nhanh trên bề mặt và tràn khỏi khuyết tật nông. Nhiệt độ thấm thường không quá 60o.
Sức căng bề mặt là đặc tính quan trọng của chất thấm lỏng. Chất có sức căng bề mặt lớn thường dễ hòa tan các thành phần như chất màu, chất ổn định. Chất có sức căng bềmặtnhỏ thì dễthấm và loang nhanh trên bềmặtvậtkiểm. Khả năng thấm ướt được thể hiện qua góc thấm ướt. Chất có khả năng thấm ướt kém thì có sức căng bề mặt lớn. Sức căng bề mặt làm chất lỏng co lại thành những giọt tròn có diện tích tiếp xúc nhỏnhất vớibề mặtvật (h.III.3). Góc thấm ướt nhỏ có khả năng thấm ướt cao và loang rộng. Tuy nhiên cần chú ý tới những điềukiện khác, ví dụ nướcthấmướt tốt trên bề mặt thép có gỉ, nhưng nếu trên bề mặt đó lại có lớp mỡ thì khả năng thấm ướt khác đi rất nhiều. Góc thấm ướtcủa hầuhết các chất thấmlỏngđều đảmbảo dưới5o.
Hình 21.125. Sựtạo thành sức căng bềmặt
d. Phân loại kiểm tra bằng thẩm thấu:
Theo đặc điểm sáng màu của vết chỉ thị khuyết tật, người ta chia làm ba phương pháp kiểm tra khuyết tật bằng thẩm thấu: màu, huỳnh quang và huỳnh quang -màu.
Theo nguyên lí tạo nên vết chỉ thị khuyết tật, các phương pháp kiểm tra bằng thẩm thấu được chia thành ba cách hiện hình:
Hiện do hút - ướt và khô.
Do hòa tan (khuếch tán) bằngviệcsửdụngthuốchiện màu hoặc không màu.
4.2. Phương pháp kiểm tra thẩm thấu