- Quy định khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động tuỳ thuộc vào từng cơ sở sản xuất để quy định khoảng cách an toàn với người lao động và khu dân cư xung quanh.
- Khoảng các an toàn về cơ khí tùy thuộc vào quá trình công nghệ để quy định khoảng cách an toàn giữa máy móc thiết bị với đường đi lối lại và giữa chúng với nhau.
- Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện vận chuyển với người lao động, giữa các phương tiện với phương tiện, phương tiện với thành, đường, cầu.
- Khoảng cách an toàn trong xây dựng: tháo dỡ nhà, phá đá...
- Khoảng cách an toàn về điện: chiều cao của dây điện tới mặt đất, mặt sàn ứng với các cấp điện áp, khoảng cách của chúng ứng với các công trình...
- Khoảng cách an toàn về cháy nổ. Đối với quá trình cháy nổ, khoảng cách an toàn còn có thể phân ra:
- Khoảng cách an toàn bảo đảm không gây cháy hoặc nổ như: khoảng cách an toàn về truyền nổ...
- Khoảng cách an toàn bảo đảm quá trình cháy nổ không gây tác hại của sóng va đập của không khí, chấn động, đá văng...
- Khoảng cách an toàn về phóng xạ: với các hạt khác nhau, đường đi trong không khí của chúng cũng khác nhau. Tia ỏ đi được 10 ữ 20cm, tia đi được 10m.
Cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng chống khác, việc cách ly người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đã loại trừ được rất nhiều tác hại của phóng xạ với người.
* Sử dụng cơ cấu điều khiển phanh hãm, điều khiển từ xa. a. Cơ cấu điều khiển:
Có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vô lăng điều khiển để điều khiển theo ý muốn người lao động và không nằm gần vùng nguy hiểm, dễ phân biệt, phù hợp với người lao động, tạo điều kiện thao tác thuận lợi, điều khiển chính xác nên tránh được tai nạn lao động.