“GIAO TIẾP ĐỪNG MONG LỢI MÌNH, VÌ LỢI MÌNH THÌ MẤT ĐẠO NGHĨA”. NGHĨA”.
Tôi cũng nghĩ câu này nhiều lắm. Cuộc đời có nhiều điều bạc bẽo, khi người ta có việc gì cần thì họ gọi điện thoại cho mình liên tục. Thậm chí bất kể thời gian nào họ cũng gọi điện thoại cho mình để tìm cách giải quyết. Nhưng khi xong việc rồi thì thậm chí ra ngoài đường gặp mình họ còn không thèm chào nữa. Thực ra thì tôi cũng không buồn
những chuyện đó. Những tôi thấy ở đời có những con người như thế này: Khi người ta làm ăn được, hay người ta cho mình tiền xong xuôi, người ta đi đến một nơi biền biệt mà ta không biết đi đâu, và không có liên hệ gì hết. Nhưng đến một thời gian mà lại gọi điện thoại kiểu như: “anh ơi khỏe không? Chị ơi khỏe không?” là mình biết chuẩn bị có chuyện rồi đó. Chuyện … xin tiền. Chứ chuyện gì nữa. GIAO TIẾP ĐỪNG MONG LỢI MÌNH, VÌ LỢI MÌNH THÌ MẤT ĐẠO NGHĨA. Nếu mình mà làm như vậy thì mình
không cón đạo nghĩa gì nữa. Tình nghĩa phải có sự tôn trọng, nếu cả hai đều có sự tôn trọng. Mà cái tình này mà có sự tôn trọng thì chỉ có tình cảm của cha mẹ đối với con cái thôi. Còn tình bạn song phương thì ít khi có lắm. Tại vì cha mẹ không bao giờ tính toán với các con, không có hơn thua trong những chuyện như thế. Nhưng nếu chúng ta giao tiếp ở bên ngoài, giao tiếp làm ăn. Thì không khéo họ cho rằng là mình lợi dụng thôi. Họ sẽ có sự khinh rẻ đó ở trong lòng. Cho nêm mình chơi với ai đừng để cho họ nói mình
rằng “Thấy người sang bắc quàng làm họ”. Có những khi ta chơi rất là trượng phu, đã được nể kính rồi thì cái gì cũng được. Nhưng nếu trước khi ta chơi mà ta đặt trong lòng phân tích hơn kém trong đó quá, thì tình nghĩa sẽ mất đi. Đó là cái suy nghĩ để tự lợi dụng lẫn nhau là chính. Như vậy đừng dễ vui, và đừng dễ đơn giản để mất giá trị của mình bằng những cái rất thông thường như thế này. Cho nên chúng ta ai cũng phải có sự tự trọng, để khi chúng ta giao tiếp vói nhau đều phải có sự tương kính. Và nếu có sự
tương kính thì chúng ta phải có chữ TÍN với nhau trong cuộc đời, với những người mà ta đối nhân xử thế, thì chúng ta mới có thể bền vững lâu dài được.Tôi chỉ nghĩ được tạm thời là như vậy.
“VỚI NGƯỜI ĐỪNG MONG TẤT CẢ ĐỀU THUẬN CHIỀU THEO Ý MÌNH, VÌ THUẬN THEO Ý MÌNH TẤT SINH TỰ KIÊU”. VÌ THUẬN THEO Ý MÌNH TẤT SINH TỰ KIÊU”.
Câu này phụ nữ chiếm nhiều trong xã hội. Phần lớn vì nữ tính, muốn chiều để được việc, để được yêu thương. Nhưng lâu dần thành tính muốn oai lúc nào không hay. Nhưng con người chúng ta thường “được voi đòi tiên” hay “Được nước làm tới” là vậy. Vì những mối quan hệ giữa vợ chồng, con cái cũng vậy. Chúng ta thấy đó, nếu như ai mà được thuận chiều nhiều quá, thì lòng tự kiêu của người đó lớn. Lòng kiêu ngạo đó rất là lớn và rất âm thầm. Nếu một ngày nào đó mà có điều gì đó không hợp với ý mình là
chúng ta có thể trỗi dậy bản ngã và tức giận. Cho nên nếu ai khéo hiểu được điều này thì tránh leo thang chuyện này đi. Con người tự cho phép mình những thứ rất vô tình. Rồi thời gian trôi qua nó sẽ nhiễm vào bản thân con người mình lúc nào không hay.Vua chúa ngày xưa, hay các vị có quyền hành trong xã hội nếu không nhận ra những điều này, thì sẽ tự phụ và tự kiêu rất lớn. Cho nên những người giám đốc, hay những người lãnh đạo hay nổi nóng và tức giận. Họ muốn nói ra điều gì thì người ta cũng phải chấp nhận và
nghe theo. Trong một hoàn cảnh mà ta được yêu thương, chiều chuộng thì bản ngã và sự kiêu sa của chúng ta lồng vào trong đó. Cho nên thậm chí con cái và cha mẹ cũng vậy. Nếu ta cưng chiều nó quá, khi mình trong cho phép nó làm việc gì, nó có thể bỏ nhà ra đi ngay hay chống đời liền. Nếu chúng ta là người có suy nghĩ và có sự tu tập trong này thì chúng ta phải hiểu: Khắc phục được một tật xấu là một điều tu tập, cho nên chúng ta phải nhận ra, không nên tự ngã bằng những cái như vậy. Mình sẽ tự hại mình khổ thôi. Nên
tập mình làm sao mà cuộc sống có bản lĩnh và tế nhị, hiền hòa và tốt đẹp. Mình phải nhận ra được bản thân mình. Chúng ta có những thói quen không tốt “Khi hạt cát rơi vào mắt thì bằng mọi cách phải lấy ra. Nhưng nếu hạt vàng và hạt kim cương rơi vào mắt thì chúng ta … bưng lại”. Tôi muốn nói với tất cả mọi người rằng: “Không biết hạt cát hay hạt vàng, cứ cái nào làm cho chúng ta ngượng mắt thì chúng ta phải lấy nó ra”. Chúng ta cứ cho danh lợi trong xã hội, những lời xưng hô là giả tạm, chúng ta cho nó là phù hoa,
giả tạm. Nhưng bây giờ chúng ta lại tức giận với những lời xưng hô đó. Thì chúng ta đang “chối bỏ mạt cát, mà chấp nhận mạt kim cương” đó. Như vậy chúng ta phải nhận ta mình ngay. Mình phải nhận ra mình ngay, và giúp họ chuyển hướng lại.Đó mới là điều quan trọng. Mình cứ nghĩ đi, khi mình làm những việc đó thì giúp ích được gì cho chúng ta. Nó khiến ta mất đạo đức, nhân cách. Chúng ta phải tỉnh táo để cứu lại những tình trạng này. Có thể chúng ta bị bức xúc phát tác, nhưng chúng ta phải kịp thời nhận ra
được. Đừng đồng hóa với những ý niệm đó, để mình nghĩ nói là đúng rồi mình làm theo ý nghĩ đó, rồi mình sân si. Rồi chúng ta tạo ra sự kiêu ngọa đó trong cuộc đời. Mình phải nhận ra những gì mình đúng, mình sai. Vợ chồng, cha mẹ con cái phải nhận ra và giúp đỡ nhau để tiếp thu một vấn đề cho tốt. Còn nếu độc tài, quyết đoán thì mình đang hại chính bản thân mình và hại người. Nhưng con người mình nó thầm lặng, càng được cưng chiều thì lòng lại kiêu ngạo càng lớn. Mình ở trong nhà thì mình được cưng chiều như vậy,
Nhưng khi ra ngoài xã hội mình có được cưng chiều như vậy nữa không? Cho nên nếu ta cứ tập với những điều này thì ra ngoài mình sẽ bị người ta đập lên đập xuống liên tục. Hãy cố gắng rèn luyện tinh thần của mình như trái trứng luộc. Luộc càng kỹ thì càng chắc. Đừng như những trái trứng sống, chỉ cần một lực nhẹ là có thể khiến cho tan tành
“THI ÂN ĐỪNG MONG CẤU ĐỀN ĐÁP, VÌ CẦN ĐÁP TRẢ LÀ THI ÂN CÓ MƯU ĐỒ”. MƯU ĐỒ”.
Trong tâm lý học có điều là lây lan tình cảm. Ví dụ như thế này “Có một anh chàng thích cô gái này, nhưng không biết làm sao để chinh phục cô ta. Nhưng đối diện thì cô này không thích. Nên anh này đã tập làm một thói quen là cứ mỗi buổi sáng mang một bó hoa đến để trước cửa nhà cô gái này. Thì ban đầu thì cô cũng cảm thấy khó chịu, nhưng cả tuần như vậy thì cô gái ấy cũng thích thú. Bắt đầu những ngày sau thì anh chàng này bẵng đi mấy ngày. Thì ngày hôm sau ra cô này không thấy bó hoa, cô gái thấy
thiếu thiếu cái gì đó. Khoảng 1 tuần sau chàng trai lại tặng hoa thì cô gái rất mừng”. Đó là hiện tượng lây lan tình cảm. Có nghĩa là để tập cho người khác có được sự chiều chuộng, thì trong cuộc cuộc đời này họ vun túng tiền bạc và tất cả mọi thứ cho người đó. Mà trong cuộc đời gọi là ga-lăng đó. Có nghĩa là thế này thế, thế khác nhưng mục đích chính là để chinh phục người đó. Sự giúp đỡ đó không mang tính chất của một con người cao thượng, mà nó mang tính cách là “Thi ân mà cầu đền đáp”. Hoặc thấy người ta thấy
họ sẽ thành công trong tương lai, mình giúp đỡ họ đủ điều để mong khi họ thành công họ sẽ trả lại cho mình. Nhưng nếu mà họ không được như ý muốn thì sao? Chắc chắn là họ sẽ trở mặt lại với mình ngay. Trong xã hội này tôi thấy nhiều người giúp đỡ mọi người không mang tính toán gì hết. Chỉ cần thấy họ khổ muốn giúp đỡ mọi người thì việc gì và ai thì họ cũng làm hết. Nhưng có một số người lại có quan niệm rằng: Tôi giúp họ tôi sẽ được cái gì? Nếu được cái gì to tát thì họ mới làm. Đó là thi ân có nưu tính. Một con
người vĩ đại mà muốn được cả thế giới biết đến là một con người có tình thương không biên giới. Chúng ta đừng mong chúng ta làm mà có một ai đáp trả. Sự thật nếu là như vậy thì ta sẽ thất vọng không biết bao nhiêu lần. Sự thật trong cuộc đời này không phải mình giúp ai là người đó sẽ trả mình đâu. Chúng ta phải có suy nghĩ thoáng hơn, giúp thì cứ giúp, giúp trong khả năng của mình. Nhưng mà nghĩ giúp để mai này người ta giúp lại thì nó có nhiều điều xảy ra lắm. Vấn đề thứ nhất: Nếu người đó không giúp lại mình, mình
thất vọng. Vấn đề thứ hai: Nếu trong cuộc sống có những lúc mình yếu kém mà họ không giúp, thì mình lại đau khổ hơn. Cho nên người ta hay nói “Ăn cháo đá bát” để chỉ những người phản bội. Và bên cạnh đó người ta còn dạy mình một câu nữa là: “Có tiền nên cho chứ đừng cho mượn. Cho thì bất hóa tạo ra kẻ vô ân, cho mượn thì tạo ra một kẻ thù”. Để thấy rằng: Nếu chúng ta đã chấp nhận làm việc tốt thì chúng ta hãy làm cho trọn. Chúng ta cứ giúp, sau này nó giúp lại thì tốt không giúp lại cũng không sao. Đời chúng ta nếu
giúp người điều gì? Thì cuộc đời sẽ trả lại cho chúng ta một điều tương đương. Thậm chí là hơn những điều mà mình đã giúp người ta. Nhưng không nhất thiết là phải người đó. Chúng ta nhớ là như vậy. Có phước báo trên cuộc đời thì mình sẽ không sợ trên cuộc đời mình phải đau khổ đâu. Có câu nói “Lù khù ông cù độ mạng” là như vậy. Cho nên hãy làm những việc đáng làm. Đừng trách móc gì cả. Hãy tập cho mình có tâm đại bi và lòng quảng đại đi. Đừng có cái tâm ỷ oi từng cái một như vậy. Như hồi nhỏ đi học mình cho
người ta chép bài, rồi mình nghĩ khi nào mình khó khăn thì nó cho chép bài lại. Nhưng nếu một ngày nào đó mình không làm được bài mà nó không cho mình chép bài lại thì sao? Khi đó mình trách móc người ta. Thực ra trong cuộc sống này việc đối nhân xử thế là tùy vào từng người. Nhưng nếu chúng ta nhận biết ra được những điều đó thì ta đang tự cứu bản thân chúng ta rồi. Chứ nếu mình không nhận ra thì sau này có người khổ đến cần ta giúp đỡ ta lại không làm. Vì mình cứ nghĩ người này từng phụ mình, thì “Trúng vỏ
dưa sợ vỏ dừa”. Và mình không giúp người ta nữa. Như vậy nó đã ngăn chúng ta đến con đường làm thiện. Như vậy chúng ta là con người có hiểu biết, có đạo đức thì chúng ta làm được điều gì thì chúng ta cứ làm. Những điều đó đừng mong đáp trả gì hết. Tùy lương tâm của người đó, người ta làm được thì tốt, không làm được thì cũng không sao, thì khi đó chúng ta mới không có điều trở ngại trên con đường làm việc tốt của chúng ta.
“THẤY LỢI ĐỪNG NHỮNG TAY VÀO, VÌ NHÚNG TA VÀO THÌ HẮC ÁM TÂM TRÍ”. TÂM TRÍ”.
Sự thật là trên cuộc đời chúng ta bị thất bại, đau khổ bởi vì chúng ta tham. Những người mà thích đánh bài trong Casino là vì sao? Nếu không vì lòng tham thì không có một sòng bài nào có thể lừa được họ. Sự thật là chưa bao giờ họ cho người khác một đồng. Chưa bao giờ đi làm từ thiện. Nhưng họ chấp nhận bỏ tiền ra vào Casino hàng
triệu đồng như vậy. Chúng ta đặt câu hỏi tại sao? Vì lòng tham của họ mà họ bị lu mờ tâm trí. Cho nên tất cả những người muốn gạt được người ta thì hãy đánh vào lòng tham của họ. Những người lừa được thiên hạ vì họ học được những chiêu này. Tức là tâm lý biết ai cũng tham, rồi họ vẽ ra thế này, thế kia rồi họ lao vào khi đó thì họ sẽ chết. Cho nên để lừa người khác, thì chúng ta phải tạo ra những cái bẫy này, để lừa gạt. Vì vậy trên cuộc đời này nếu ai ít tham thì ít lỗi lầm, ít phải rơi vào đau khổ này. Cho nên con người
chúng ta bị lòng tham chi phối rồi thì chúng ta sẽ mất, sẽ bị chi phối. Có một câu chuyện thật như thế này
Cách đây vài năm ở những vùng quê hay có loại tiếp thị dầu gội. Thì họ nói rằng: Công ty sẽ cho mỗi người là 5 chai dầu và trong mỗi chai dầu gội đó có một vé trúng thưởng. Họ có 1 danh sách giải thưởng từ xe máy, bếp ga, nồi cơm điện,…, và cái thấp nhất là cái bật lửa. Họ nói những lời rất ngọt và cơ hội trúng thưởng của mọi người là rất
cao. Họ tiếp thị rằng: Công ty sẽ trao quà tận nhà cho khách hàng, và chi phí mỗi lần chuyển một món hàng là 150.000 đồng. Và không có gì bất ngời khi toàn bộ giải thưởng mở ra toàn là…bật lửa ga. Có rất nhiều người bị lừa khi bỏ ra 150.000 đồng mà chỉ để lấy 5 cái bật lửa. Và hình thức tiếp thị này hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều theo hính thức trá hình và có rất nhiều người tiếp tục bị lừa
Cho nên người trong cuộc sống phải biêt chế ngự lòng tham của mình. Phải biết được những cạm bẫy trên cuộc đời. Những gì là món lợi lớn thì phải ngồi suy nghĩ.Nếu cái đó có lợi thì thiên hạ đã ăn hết rồi, hoặc nó đem cho người thân họ hết rồi, chứ không bao giờ họ lại cho mình. Chúng ta luôn luôn phải nhớ “Trái chín giữa đường chỉ có trái độc”. Vì vậy trong mọi trường hợp, chúng ta cần phải suy nghĩ cho kỹ trước khi bắt tay vào.
“OAN ỨC KHÔNG CẦN BÀY TỎ, VÌ BÀY TỎ LÀ HÈN NHÁT, MÀ TRẢ THÙ THÌ OÁN ĐỐI KÉO DÀI”. THÙ THÌ OÁN ĐỐI KÉO DÀI”.
Câu này tôi thấy người Phật tử hay lấy ra để dùng. Nhưng dùng đúng hay không thì đây là điều chúng ta cần phải suy nghĩ. Tại vì có khi chúng ta dùng mà ta cứ lặp đi lặp lại theo một công thức. Cho nên một số điều ta nói cho họ oan, mà không cho họ lý giải, rồi lấy câu “OAN ỨC KHÔNG CẦN BÀY TỎ” bịt miệng người ta. Chúng ta nên nhớ
rằng: Việc gì trên cuộc đời này mà không đúng, trái lẽ thì chúng ta có quyền nói, có quyền chứng minh cho mình. Điều đó không hề xấu xa và tội lỗi. Có câu chuyện thế này.
Có một cô gái gặp chuyện oan ức mà cô đã phải chịu với thời gian là 10 năm. Thì có người đã nói như thế này. Con người ta có hai oan ức mà phải chịu. Thứ nhất: Chấp nhận oan ức vì họ là người yêu thương của mình, mình chấp nhận hàm oan để các người đó được vui vẻ, hạnh phúc. Thứ hai mà mình phải chịu là: Cái nợ của người khác mà
mình thiếu quá lớn, không có dịp để đền đáp. Đây là cơ hội để mình đáp trả, nên chấp nhận hàm oan để trả lại những ân tình, những món nợ mà người ta từng lo lắng cho mình qua nhiều. Ngoài hai lý do này ra, chẳng có lý do gì mà chúng ta phải chấp nhận sự hàm