PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN GIAI CẤP CÔNG NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu GIAI CẤP CÔNG NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN. (Trang 35 - 44)

CHÍ MINH

3.1. Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Sau hơn 30 năm đổi mới và gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 20- NQ/TW của Bộ Chính trị, thành phố Hồ Chí Minh đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của vùng và cả nước.

Để tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh, vị trí chiến lược của mình. Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 cơ bản như sau:

Từ nay đến năm 2020, trên cơ sở vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội X của Đảng bộ, thành phố tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, nỗ lực phấn đấu, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển thành phố nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn mức bình quân chung của cả nước; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á; góp phần tích cực đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong đó, Thành phố tập trung một số nhiệm vụ trọng điểm:

Khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân thời kỳ 2011 - 2020 cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước; GDP bình quân đầu người cuối năm 2020 đạt khoảng 8.500 USD; Tốc độ tăng trưởng GDP khu vực công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2016 - 2020 đạt bình quân 8,7%/năm và giai đoạn 2021 - 2025 đạt bình quân 8,5%/năm.

Tiếp tục thực hiện Bảy chương trình đột phá: Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Chương trình

cải cách hành chính; Chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố đáp ứng yêu cầu hội nhập; Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông; Chương trình giảm ngập nước; Chương trình giảm ô nhiễm môi trường; Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị.

Đẩy mạnh và có những ưu đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào 9 nhóm ngành ưu tiên phát triển

gồm: Tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng, hậu cần hàng hải và xuất nhập

khẩu; bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin – truyền thông; kinh doanh tài sản – bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học – công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục – đào tạo.

Tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao (cơ khí;

điện tử - công nghệ thông tin; hóa dược - cao su; chế biến tinh lương thực, thực phẩm) và các ngành công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng; phát triển công nghiệp thời trang ngành dệt may

- da giày, công nghiệp thiết kế; chuyển dần từ hoạt động gia công lắp ráp sang hoạt động sản xuất. 3.1.2. Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh

Để giai cấp công nhân tiếp tục phát triển, thực hiện thắng lợi phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Đảng bộ và Chính quyền Thành phố xác định phương hướng xây dựng giai cấp công nhân với các nội dung cơ bản sau:

Xây dựng giai cấp công nhân Thành phố lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết hợp tác quốc tế; ngày càng được trí thức hóa, đáp ứng yêu cầu “xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững, trở thành một thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại, một trung tâm lớn về nhiều mặt của đất nước và có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á”; năng động, sáng tạo, nghĩa tình, nòng cốt trong khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; đa số các doanh nghiệp đều có tổ chức cơ sở Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Đẩy mạnh công tác đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là đào tạo nghề. Tập trung đào tạo các ngành kinh tế mũi nhọn như cơ khí chế tạo, điện tử - viễn thông - tin học, công nghiệp hóa chất và dược phẩm, chế biến lương thực - thực phẩm; đáp ứng được nhu cầu của sản xuất công nghiệp, phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc của công nhân về việc làm và thu nhập, nhà ở, điều kiện chăm sóc sức khỏe, cơ sở nuôi dạy trẻ, nơi sinh hoạt văn hóa; hạn chế đến mức thấp nhất những vi phạm chính sách, pháp luật của các doanh nghiệp và người sử dụng lao động đối với người lao động.

Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các loại hình doanh nghiệp; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ngưng việc trái pháp luật.

Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng chính trị và phương thức tổ chức học tập phù hợp với trình độ, điều kiện làm việc của công nhân, nhằm nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, hiểu biết pháp luật, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, xây dựng lối sống lành mạnh trong công nhân, nhất là công nhân trẻ.

Tăng tỷ lệ đảng viên là công nhân trên 20% trong tổng số đảng viên kết nạp hàng năm; chú ý công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân trong các lĩnh vực, ngành mũi nhọn, công nhân nữ, công nhân trẻ. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công nhân ưu tú trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý. Phấn đấu thành lập tổ chức đảng trong 100% doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước, 50% tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân có từ 500 công nhân trở lên; thành lập tổ chức công đoàn trong 100% doanh nghiệp có đủ điều kiện; phấn đấu tăng gấp đôi tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các doanh nghiệp so với hiện nay. Nâng cao số lượng, chất lượng đoàn viên, hội viên và chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong các loại hình doanh nghiệp.

Với vị thế, tiềm năng của Thành phố và vai trò ngày càng quan trọng của giai cấp công nhân Thành phố hiện nay, nếu Đảng bộ và chính quyền Thành phố thực hiện đúng, đầy đủ phương hướng đưa ra, thời gian tới giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có bước phát triển đột phá, đóng góp vô cùng to lớn vào sự phát triển mọi mặt không chỉ của Thành phố mà của cả nước nói chung.

3.2. Những giải pháp cơ bản phát triển giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Để phát triển giai cấp công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố cần tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau:

3.2.1. Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện cách mạng 4.0.

Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2010-2015 xác định: đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề làm việc trong các thành phần kinh tế đạt 90%. Mục tiêu này đưa Thành phố Hồ Chí Minh vào nhóm các địa phương đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo ở mức cao của cả nước. Để đạt được mục tiêu đó cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, tập trung triển khai thực hiện 7 chương trình nhánh thuộc chương trình phát triển nguồn nhân lực của

dục và đào tạo từ mục tiêu, đến nội dung, phương pháp giảng dạy, tổ chức, quản lý để hướng tới một nền giáo dục chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả.

Thứ hai, Các cơ sở đào tạo cần nắm bắt nhu cầu lao động của xã hội để tổ chức đào tạo theo yêu cầu của thực

tiễn. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.

Thứ ba, nhận thức lại việc đào tạo cho người lao động, không chỉ là đào tạo nghề, mà còn trang bị các kiến thức

pháp luật, ý thức kỷ luật, an toàn lao động, vệ sinh lao động, quyền lợi, trách nhiệm đối với doanh nghiệp; văn hoá doanh nghiệp; ý thức kỷ luật; thái độ ứng xử trong quan hệ lao động để họ phân biệt được đâu là quyền và lợi ích được pháp luật thừa nhận, đâu là lợi ích chính đáng cần phải thoả thuận thương lượng để đạt được quan hệ lao động hài hoà, hợp lý. 3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế và dịch vụ mũi nhọn của Thành phố

Thứ nhất, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh quá trình trí thức hoá công nhân. Tăng chỉ tiêu đào tạo cho các

trường dạy nghề và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh viên giỏi các ngành kỹ thuật, công nghệ, những ngành nghề mới có hàm lượng công nghệ cao, bảo đảm nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp trọng yếu, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu lao động. Tăng tỷ lệ công nhân, kỹ sư tham gia các chương trình đào tạo chất lượng cao của Thành phố.

Thứ hai, có chế độ, chính sách ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở cũng như điều kiện làm việc cho cán bộ làm

công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ đang làm việc ở các viện nghiên cứu, các khu công nghệ cao, công viên phần mềm, các chuyên gia và công nhân kỹ thuật… khắc phục tình trạng bỏ việc vì cuộc sống khó khăn đang diễn ra ở các khu công nghệ cao hiện nay. Thành phố cần có chính sách bảo trợ các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ mang tính ứng dụng. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chính sách để phát triển nhanh các doanh nghiệp phát triển công nghệ; khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ,ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; tăng cường mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa các tổ chức khoa học, công nghệ với các c ơ sở đào tạo và doanh nghiệp.

Thứ ba, tiếp tục đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật có trình độ cao phục vụ cho các ngành

kinh tế trọng điểm, khu công nghệ cao, viện khoa học công nghệ và giảng dạy tại các trường đại học. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng, thu hút các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước làm việc trong các cơ sở nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới.

Thứ tư, xây dựng một hệ chuẩn nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế, trước hết là những ngành được xác định

là mũi nhọn đột phá của thành phố. Đó là 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị tăng cao; 9 nhóm ngành dịch vụ, trong đó đặc biệt có ngành: thương mại quốc tế, tài chính – tín dụng

- ngân hàng, dịch vụ cảng – kho bãi – hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu, vận tải đa phương thức, du lịch. Hệ chuẩn này sẽ xác định và xây dựng những tiêu chí phải đạt được về trình độ, tay nghề, kỹ năng, phẩm chất… cho người lao động, làm căn cứ để xây dựng đội ngũ công nhân. Từ đó, phát triển hệ thống đào tạo nghề theo những tiêu chí được xác định. Có như vậy chúng ta mới thực hiện được được chủ trương xã hội hoá hoạt động dạy nghề, gắn kết hoạt động đào tạo nghề với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.3. Tạo chuyển biến căn bản nâng cao chất lượng cuộc sống cho giai cấp công nhân Thành phố

Đời sống vật chất, tinh thần hiện còn nhiều khó khăn đã và đang cản trở lớn cho sự phát triển toàn diện của giai cấp công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Việc luôn phải đối phó với những khó khăn đời sống thường nhật, thu nhập không có tích luỹ, đời sống tinh thần nghèo nàn đang làm mất dần nội lực vươn lên của giai cấp công nhân. Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho giai cấp công nhân phải có vị trí quan trọng trong những nỗ lực xây dựng giai cấp công nhân. Cụ thể:

Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của các bên có quan hệ lao động nhằm tạo chuyển biến căn bản nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho giai cấp công nhân.

Chất lượng cuộc sống của giai cấp công nhân phụ thuộc phần lớn vào thu nhập, chế độ lương thưởng và phúc lợi xã hội. Vì vậy, để tạo chuyển biến căn bản nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho giai cấp công nhân, thì ba chủ thể trong quan hệ lao động: doanh nghiệp, người lao động và nhà nước có vai trò quan trọng. Trong đó, doanh nghiệp và công nhân là hai chủ thể có vai trò trực tiếp để cải thiện chất lượng cuộc sống và việc làm cho công nhân, nhà nước đóng vai trò là trọng tài, bảo đảm môi trường pháp lý thuận lợi cho quan hệ lao động giữa doanh nghiệp và người lao động diễn ra thuận lợi. Cụ thể:

Về phía doanh nghiệp. Xây dựng, đăng ký và thực hiện thang, bảng lương theo quy định hiện hành; Bảo đảm an

toàn và vệ sinh lao động theo đúng pháp luật; Chủ động xây dựng quan hệ lao động lành mạnh.

Về phía người công nhân. Không ngừng tự nâng cao trình độ tay nghề, hiểu biết pháp luật, rèn luyện kỹ năng

lao động; Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy của doanh nghiệp; Tích cực tham gia sinh hoạt tổ chức, đoàn thể; có trách nhiệm xây dựng tổ chức và coi tổ chức là người đại diện hợp pháp cho mình để đối thoại với người sử dụng lao động.

Các cơ quan quản lý nhà nước. Nhà nước vừa là bà đỡ, vừa là người bảo vệ cho những giao dịch trên thị trường

lao động diễn ra thuận lợi, chống lại các tác động xấu từ bên ngoài và những nguy cơ bên trong của quan hệ lao động. Để

Một phần của tài liệu GIAI CẤP CÔNG NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN. (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w