CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 27)

7. Kết cấu luận văn

1.2.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA

NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM.

1.2.1. Yếu tố ảnh hƣởng bên trong.

- Cơ sở pháp lý hiện hành:

Cơ sở pháp lý về QLNH của Ngân hang Nhà nước Việt Nam liên tục được hoàn thiện qua các năm. Tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động QLNH.

Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 ra đời đã tạo ra khung pháp lý đầy đủ cho các hoạt động QLNH của NHNN Việt Nam.Đây là nền tảng để công tác QLNH dần đi vào nề nếp, hiệu quả, đáp ứng được mục tiếu thực thi Chính sách tiền tệ quốc gia.

Vụ QLNH – Ngân hang Nhà nước Việt Nam là cơ quan chủ quản, đóng vai trò chủ biên trong việc soạn thảo, các văn bản pháp lý liên quan về QLNH.

Hoạt động ngoại hối là hoạt động phức tạp, nhạy cảm vì nó liên quan đến yếu tố nước ngoài do vậy, mỗi chính sách, mỗi quyết định của cơ quan quản lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách của một tỉnh, của một quốc gia. Do đó, hoạt động QLNH của NHNN Việt Nam đòi hỏi phải có được sự chủ động cao, độc lập nhất định trong các quyết định quản lý và điều hành về QLNH.

Hiện nay, việc ra quyết định thực thi chính sách về QLNH còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố và sự can thiệp bởi nhiều cơ quan. Chính những yếu tố và sự can thiệp này làm giảm hiệu quả và tính cấp thiết trong những quyết định, quyết sách của NHNNViệt Nam do sự chậm chễ về mặt thời gian.

Bên cạnh đó, nhiều chính sách của NHNN Việt Nam còn chung chung, không cụ thể, sự điều chỉnh không kịp thời gây ra sự khó khan trong thực hiện và hướng dẫn thực hiện các chính sách này. Để tránh được những vấn đề khó khăn này đòi hỏi phải có sự đồng bộ, bắt kịp với quốc tế trong việc xây dựng các chính sách liên quan đến quản lý, hoạt động ngoại hối.

- Nhân lực trong công tác QLNH:

Nhân lực luôn là yếu tố quan trọng hang đầu trong công tác QLNH. Những nhân lực này vừa tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan vừa thực thi các chính sách này. Do đó, để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong QLNH đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ, hiểu biết pháp luật sâu rộng trong lĩnh vực QLNH, có phẩm chất đạo đức tốt. Việc đào tạo đội ngũ nhân lực này cẩn phải được NHNN Việt Nam chú trọng và quan tâm hang đầu.

- Hạ tầng CNTT:

Hệ thống hạ tầng công nghệ thong tin đồng bộ sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác QLNH.Có được cơ sở đồng bộ và hiện đại sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLNH của NHNN Việt Nam.Giúp cho công tác QLNH được diễn ra một cách kịp thời và nhanh chóng.Giảm thiểu được thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, giảm chi phí và công sức trong hoạt động QLNH.

1.2.2. Những yếu tố ảnh hƣởng bên ngoài.

- Trình độ của các đối tượng quản lý: Sự hiểu biết các quy định pháp luật của các đối tượng trong QLNH ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả trong QLNH của Ngân hang Nhà nước Việt Nam. Việc các tổ chức hay cá nhân tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực QLNH nhận thức và hiểu biết đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình giúp cho công tác QLNH của Ngân hàng Nhà nước diễn ra nhanh chóng, minh bạch, thuận lợi và nâng cao được hiệu quả hoạt động QLNH.

- Sự phối hợp của các cơ quan liên quan: Hiện nay chưa có một cơ chế chính sách phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hoạt động QLNH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc hình thành một cơ chế, ở đó có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của các cơ quan liên quan đến hoạt động QLNH sẽ nâng cao chất lượng Công tác QLNH nói chung và của Ngân hang Nhà nước Việt Nam nói riêng.

Trong cơ chế này, các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp trao đổi thong tin và phối hợp với nhau trong việc quản lý, theo dõi, thanh tra, giám sát và xử phạt các hành vi vi phạm trong hoạt động ngoại hối.

Bên cạnh đó cũng cần phối hợp trong việc tuyên truyền đồng bộ của các cơ quan này nhằm nâng cao nhận thức về các quy định của Pháp luật về QLNH, hạn chế những sai phạm vì thiếu hiểu biết pháp luật.

KẾT LUẬN CHƢƠNG1

Hoạt động QLNH là một bộ phận rất quan trọng trong việc hiện thực hóa Chính sách tiền tệ Quốc gia. QLNH còn giúp bảo đảm an ninh tiền tệ, cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện các chính sách vĩ mô của nên kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu và không ngừng hoàn thiện công tác QLNH là rất cần thiết.

Chính vì vậy trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan về QLNH của Ngân hàng Trung ương, của NHNNViệt Nam đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến Công tác QLNH của NHNNViệt Nam. Qua chương này tác giả mong muốn đưa ra được một nhận thức chung cơ bản nhất về QLNH và các yếu tố ảnh hưởng từ đó có thể đưa ra những phân tích, đánh giá, nhìn nhận được những thực trạng công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang, từ đó chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân và hạn chế trong công tác QLNH ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH BẮC GIANG.

2.1.GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH BẮC GIANG

2.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và sự ra đời của NHNN CN tỉnh Bắc Giang.

NHNNra đời chính do yêu cầu của sự phát triển hệ thống ngân hàng trong lịch sử, là tất yếu khách quan khi hoạt động kinh doanh tiền tệ phát triển. Cuối thế kỷ XVIII, khi mà hệ thống NHTM phát triển mạnh mẽ, với nhiều ngân hàng phát hành nhiều loại giấy bạc khác nhau đã gây ra cản trở đối với quá trình phát triển kinh tế, Nhà nước đã can thiệp bằng cách ban hành các đạo luật để hạn chế số lượng ngân hàng được phép phát hành. Lúc này, hệ thống ngân hàng được tách thành hai nhóm là các ngân hàng được phép phát hành tiền (gọi là ngân hàng phát hành) và nhóm các ngân hàng không được phép phát hành tiền (gọi là ngân hàng trung gian).

Đến cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XX, để thống nhất việc phát hành, các nước ban hành đạo luật chỉ cho phép một ngân hàng lớn nhất, uy tín nhất được phép phát hành còn các ngân hàng khác chuyển thành NHTM. Mặc dù vậy Ngân hàng phát hành vẫn thuộc sở hữu tư nhân nên Nhà nước không can thiệp một cách thường xuyên các hoạt động tiền tệ được. Bài học đắt giá từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã cho thấy Chính phủ phải điều hành được chính sách tiền tệ, phải nắm trong tay ngân hàng phát hành. Do vậy các nước đã lần lượt quốc hữu hoá ngân hàng phát hành, trở thành ngân hàng phát hành tiền duy nhất của Chính phủ, NHNN ra đời từ đó.

NHNN là định chế duy nhất trong nền kinh tế vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa làm thực hiện chức năng kinh doanh.Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh của NHNN cũng nhằm mục tiêu quản lý chứ không vì mục đích lợi nhuận. NHNN là ngân hàng duy nhất được phép phát hành tiền của mỗi quốc gia, là một định chế công cộng chịu trách nhiệm trong việc quản lý và điều tiết các vấn đề liên quan đến tiền tệ, nhằm phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng.

Ngân hàng Nhà nước có tên gọi khác nhau xuất phát từ các yếu tố lịch sử, sở hữu, thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế cũng như truyền thống về văn hoá ở mỗi quốc gia khác nhau: Theo hình thức sở hữu, NHNN có tên gọi là NHNN Việt Nam, Ngân hàng quốc gia (Mônđôva, Iran, Hunggari); Theo tính chất, chức năng có thể là ngân hàng trung ương (Liên bang Nga), ngân hàng dự trữ (Nam phi), Hệ thống dự trữ liên bang (Mỹ) hoặc có thể chỉ là những tên gọi có tính chất lịch sử và kế thừa như Ngân hàng Anh, Ngân hàng Pháp, Ngân hàng Nhật Bản.Mô hình và vị trí của NHNN không giống nhau ở các quốc gia trên thế giới: NHNN thuộc Chính Phủ (Hàn Quốc, Singapore,Việt Nam, Đài Loan, Indonesia…); NHNN độc lập với Chính Phủ (Hoa ỳ, Nhật Bản và 1 số nước Châu Âu, Nam Mỹ…); NHNN trực thuộc Bộ Tài chính...

Mặc dù được tổ chức theo các mô hình khác nhau nhưng nhìn chung NHNN là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia, là bộ máy tài chính tổng hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và TCTD khác trong nền kinh tế. Mục tiêu của NHNN đều là ổn định giá trị đồng tiền cả về đối nội và đối ngoại, tạo điều kiện phát triển kinh tế, kiểm soát hệ thống ngân hàng, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động theo trật tự pháp chế, ổn định, an toàn và hiệu quả.

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp.Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và hoạt độngchủ yếu phục vụ chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam. Trong suốt thời kỳ thuộc địa, sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụng đều do Chính phủ Pháp xếp đặt, bảo hộ thông qua Ngân hàng Đông Dương. Thực chất, Ngân hàng Đông Dương hoạt động với tư cách là một Ngân hàng phát hành Trung ương, đồng thời là một ngân hàng kinh doanh đa năng bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và nghiệp vụ đầu tư.

Sau Cách mạng tháng 8, một trong những nhiệm vụ trọng tâmcủa chính quyền cách mạng là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, công cụ quan trọng của chính quyền để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiệm vụ này dần trở thành

hiện thực khi bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường, vùng giải phóng không ngừng được mở rộng. Sự chuyển biến của cục diện cách mạng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính- kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 02/1951) đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta.

Ngày 06/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam, nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngay sau khi có sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Khu A (tiền thân của Ngân hàng Bắc Giang ngày nay) cũng được thành lập và hoạt động.

Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang trải qua các thời kỳ với các tên gọi và nhiệm vụ khác nhau. Ngay từ thời kỳ đầu thành lập do yêu cầu của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, NHXNK Khu A ra đời với hàng chục phòng giao dịch cửa khẩu trải dài trên một vành đai theo tuyến đấu tranh tiền tệ với địch từ Đa Phúc, Bắc Giang về đến Quảng Yên. Những năm đầu thành lập, đội ngũ cán bộ chỉ có vài chục người nhưng NHXN hu A đã cùng toàn ngành góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa, tăng thu cho NSNN, tạo thêm tiềm lực kinh tế cho quân và dân ta đánh thắng thực dân Pháp. Từ 1963, Ngân hàng Bắc Giang sát nhập với Ngân hàng Bắc Ninh thành chi nhánh Ngân hàng Hà Bắc. Đến năm 1997, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc

Giang được thành lập theo Quyết định số 324/QĐ-NH9 ngày 05/12/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở chi tách Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh Hà Bắc thành NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang và NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh theo nghị quyết kỳ họp thứ 10-Quốc hội khóa IX cho phù hợp với địa giới hành chính của tỉnh.

NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang thực hiện chức năng QLNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh như: Chỉ đạo, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Ngành về tiền tệ và hoạt động ngân hàng… Từ khi thành lập đến nay Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đi đôi với việc triển khai kịp thời , đồng bộ các chủ trương, chính sách về điều hành tiền tệ của Chính phủ và của NHNN Việt Nam. Góp phần phát triển kinh tế địa phương, ổn định kinh tế vĩ mô, thay NHNN Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ tại địa phương.

2.1.2. Cơ cấu bộ máy, tổ chức quản lý của NHNN CN tỉnh Bắc Giang. 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang

Cơ cấu tổ chức của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giangbao gồm: Giám đốc Chi nhánh, 2 Phó Giám đốc phụ trách các phòng ban chức năng, với tổng số cán bộ định biên là 41 người. Quy chế hoạt động của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giangthực hiện theo quyết định số Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 (thay thế quyết định số 290/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014) của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh trực thuộc Trung ương (trừ các Chi nhánh tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Đắk Lắk). NHNN Chi nhánh tỉnh là đơn vị phụ thuộc của NHNN, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ NHTW theo ủy quyền của Thống đốc. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh tỉnh gồm 04 phòng: TTGSngân hàng; Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ; Phòng Kế toán - Thanh toán; Phòng Tiền tệ - Kho quỹ Hành chính.

Cơ cấu tổ chức của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy Chi nhánh NHNN Tỉnh Bắc Giang

(Nguồn: NHNN Chi nhánh Tỉnh Bắc Giang)

2.1.2.2. Nhiệm vụ và Quyền hạn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang

Theo quyết định số: 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trên địa bàn theo quy định của NHNN và của pháp luật với các nội dung sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn:

(1) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.

(2) Thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 27)