Giải pháp hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng không việt nam (Trang 99 - 104)

6. Kết cấu đề tài

3.3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính

*) Mục tiêu

Tăng cường hoàn thiện chính sách đãi ngộ tài chính cho thêm đầy đủ. *) Nội dung giải pháp

a. Hoàn thiện phương pháp đánh giá nhân lực

Phương pháp đánh giá nhân lực của Công ty đã được xây dựng khá hiệu quả và hướng tới chất lượng công việc, tuy nhiên, việc đánh giá quá nhiều chỉ tiêu trong khi lại không có trọng số và thang điểm cho từng chỉ tiêu khiến bảng đánh giá mất đi hiệu quả. Do vậy bảng đánh giá nhân lực của Công ty cần bổ sung thêm:

+ Thang điểm cho từng tiêu chí đánh giá + Trọng số đánh giá của từng tiêu chí

Xây dựng bảng đánh giá nhân lực hướng trọng tâm đến hiệu quả công việc, giảm nhẹ tính hành chính trong đánh giá.

b. Công khai tiêu chuẩn để thăng tiến trong công việc

Công ty nên đưa ra một lộ trình thăng tiến tương ứng của từng vị trí công việc trong Công ty. Cụ thể như vị trí nhân viên kinh doanh có lộ trình thăng tiến như sau:

Tương ứng với các vị trí khác như: phòng Nhân sự, phòng Tài chính Kế toán, phòng Kế hoạch tổng hợp… Công ty nên đưa ra lộ trình thăng tiến cụ thể cho từng vị trí và tương ứng với mỗi cấp bậc thăng tiến Công ty sẽ đưa ra yêu cầu, điều kiện rõ ràng để mỗi nhân viên đều có mục tiêu để phấn đấu.

Việc công khai tiêu chuẩn thăng tiến vừa giúp nhân viên trong Công ty có mục tiêu, động lực để nỗ lực, phấn đấu, vừa giúp Công ty minh bạch trong quá trình đề bạt, thăng chức những nhân sự có năng lực.

c. Thường xuyên tổ chức các hoạt động đoàn thể trong Công ty

+ Các hoạt động đoàn thể về văn hóa, thể thao có tác động không nhỏ tới tinh thần và khả năng làm việc của nhân lực. Hầu hết, các cá nhân trong Công ty đều tỏ ra thích thú khi được tham gia các hoạt động đoàn thể do Công ty tổ chức, tuy nhiên số lượng các hoạt động này còn ít.

Ngoài ra, Công ty cũng có thể áp dụng các loại hình tham gia mang tính gia đình như: tổ chức các giải thi đấu cầu lông, bóng bàn theo gia đình, các đội tham dự là CBCNV trong Công ty và người thân trong gia đình của họ. Hoạt động này có tác dụng bổ sung và khích lệ tính giao lưu giữa các thành viên trong Công ty, giúp họ hiểu nhau hơn, tăng tính đoàn kết tập thể trong Công ty.

+ Để có môi trường làm việc tốt hơn, các cá nhân trong Công ty có thể hỗ trợ nhau nhiều hơn, ban lãnh đạo Công ty nên chú trọng nâng cao tính

Trưởng phòng kinh doanh

Nhóm trưởng kinh doanh

đoàn kết trong Công ty bằng cách thường xuyên tổ chức các buổi party, các chuyến picnic, các phong trào sinh hoạt văn nghệ, thể thao giúp cho các thành viên trong Công ty vừa có thể giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thằng vừa có môi trường để họ có thể tiếp xúc, giao tiếp với nhau để thu hẹp khoảng cách giữa mọi người, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong Công ty.

d. Nâng cao mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên trực tiếp dưới quyền rất quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến thành công của Công ty. Các lãnh đạo trong Công ty nói riêng cũng như trong toàn Công ty nói chung đã ý thức được rằng việc người lãnh đạo quan tâm sâu sắc đến nhân viên của mình càng nhiều thì đó chính là một đãi ngộ lớn đối với cá nhân họ. Đôi khi, tiền bạc cũng không quan trọng bằng việc được người lãnh đạo để ý và quan tâm. Ở Công ty, các cấp lãnh đạo đã có nhiều cố gắng trong việc quan tâm, động viên đến các nhân lực trong Công ty, tuy nhiên, mức độ quan tâm này vẫn cần phải cải thiện hơn nữa mới có thể kích thích được khả năng làm việc của người lao động. Do vậy, các lãnh đạo trong Công ty nên chú trọng đến những vấn đề sau:

+ Giải thích rõ cho nhân viên biết rõ mục tiêu của mình, họ sẽ luôn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc khi biết mình đang làm việc cho một nhà lãnh đạo tài năng.

+ Ủng hộ nhân viên và khích lệ khi họ cần

Khi người lãnh đạo ủng hộ một ai đó, tức là họ đang tỏ dấu hiệu cho người đó biết rằng người lãnh đạo đang quan tâm đến quá trình phát triển sự nghiệp của anh ta, cũng như đang nhìn thấy một tương lai tươi sáng mở ra trước mắt nhân lực đó. Điều này sẽ là nguồn động viên lớn cho nhân lực.

Những nhân viên bình thường cũng cần được người lãnh đạo động viên, khích lệ để họ trở thành những nhân viên xuất sắc. Người lãnh đạo cần biết

thúc đẩy động cơ làm việc của nhân lực và truyền lửa cho những nhân lực này để họ bứt phá và trở thành những nhân viên giỏi.

+ Ghi nhận thành tích của nhân sự đúng lúc, kịp thời

Khi nhân sự có sự phấn đấu, tiến bộ trong quá trình làm việc, lãnh đạo Công ty cũng nên có những đánh giá, động viên thành tích nhân viên trong các cuộc họp Công ty. Điều này, khiến cho nhân sự hiểu rằng các nhà quản trị luôn quan tâm và theo dõi họ, khiến họ cảm thấy họ đóng vai trò quan trọng hơn đối với Công ty và sẽ phấn đấu làm việc tốt hơn, tiến bộ nhiều hơn.

Ngoài việc khen thưởng bằng tiền, Công ty nên trích 1 phần chi phí để làm bằng khen, giấy khen nhằm ghi nhận sự cống hiến của các cá nhân, tập thể, hoặc những phần quà lưu niệm nhỏ như: mô hình máy bay, bộ vest cho công sở... Đây là việc làm vừa thiết thực, vừa có tác động tốt đến tâm lý của nhân sự.

+ Vui vẻ, hòa đồng với nhân viên của mình

Thay vì chỉ biết ra mệnh lệnh cho nhân viên thì người lãnh đạo nên biết lắng nghe ý kiến và đóng góp của nhân viên, điều này tạo nên sự tôn trọng cho nhân viên đối với người lãnh đạo. Đồng thời, trong các buổi sinh hoạt tập thể của Công ty, hãy hòa đồng với mọi nhân viên của mình, xóa đi khoảng cách của lãnh đạo trong công việc. Những lãnh đạo như vậy luôn nhận được sự ủng hộ của nhân viên và tạo mối quan hệ tốt với họ.

+ Mỗi một nhân viên khi được cấp trên quan tâm, khích lệ, động viên đều cảm thấy mình được coi trọng và có động lực để làm việc. Vì vậy, các lãnh đạo trong Công ty hãy cố gắng quan tâm, động viên khích lệ nhân viên nhiều hơn nữa. Hãy khích lệ và khen thưởng khi họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và hãy chỉ bảo cho họ khi họ cảm thấy khó khăn trong công việc. Bên cạnh đó, lãnh đạo cũng nên quan tâm, động viên đến những nhân viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn đặc biệt khi họ cần giúp đỡ.

+ Trong Công ty có rất nhiều nhân sự, các nhà quản trị nên cố gắng nhớ tên và đặc biệt là các thành tích đạt được của các cá nhân có năng lực. Có được sự quan tâm đó, người nhân viên sẽ cảm thấy được lãnh đạo tôn trọng và sẽ cố gắng làm việc tốt hơn.

e. Bố trí thời gian làm việc hợp lý hơn

Bên cạnh áp lực về chỉ tiêu công việc, áp lực về thời gian cũng tạo nên gánh nặng cho nhân lực trong Công ty, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Do đó, việc giảm áp lực về thời gian là một trong những giải pháp tốt giúp tăng hiệu quả công việc. Chính sách làm việc với thời gian linh hoạt sẽ tạo cho nhân viên nhiều khoảng trống về thời gian hơn, qua đó họ có thể tự chủ động sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi hay xử lý việc gia đình. Chính sách thời gian linh hoạt có thể được xây dựng như sau:

+ Chia sẻ công việc

Tùy vào đặc thù của các phòng ban trong Công ty, hãy tổ chức phân công và giao nhiệm vụ theo nhóm 2 – 3 người. Nếu trong nhóm cá nhân nào có việc đột xuất cần thời gian nghỉ thì các cá nhân kia sẽ giúp đỡ và hỗ trợ, đảm bảo hoàn thành mục tiêu công việc. Nếu sử dụng phương pháp này, cần đảm bảo rằng công việc, vai trò và trách nhiệm của nhân viên thực thi phải được phối hợp ăn khớp để đạt năng suất làm việc tối ưu. Những nhóm nhân viên phải thực sự là những người có trách nhiệm công việc và phải có tinh thần đoàn kết cao.

+ Linh hoạt về thời gian nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả

Công ty có thể xây dựng chính sách cho phép nhân viên khối gián tiếp làm việc theo những thời gian khác nhau, nghĩa là họ sẽ đến công sở hoặc sớm hơn hoặc muộn hơn những người khác. Ví dụ, thay vì làm việc từ 8h30 đến 17h30, họ có thể làm việc từ 7h30 đến 16h30, hoặc từ 10h đến 19h. Chính sách này vừa có thể đảm bảo giờ giấc về hành chính, vừa đảm bảo kết quả công việc.

f. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn kết các thành viên

Để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp gắn kết với chính sách đãi ngộ + Mọi nhân sự trong Công ty phải được coi như các thành viên trong cùng một gia đình. Phải được quyền tự do tham gia, đóng góp ý kiến về các chính sách đãi ngộ của Công ty. Lãnh đạo doanh nghiệp phải chú ý tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân sự. Ban lãnh đạo Công ty và nhân viên có thể gặp gỡ để trao đổi ý kiến về các chính sách của Công ty hàng tháng. Từ đó, Ban lãnh đạo Công ty có thể nắm được tâm tư, nguyện vọng của người lao động để có những thay đổi trong chính sách đãi ngộ nhằm đáp ứng nhu cầu người lao động tốt hơn.

+ Nâng cao việc tổ chức các hoạt động đoàn thể trong Công ty. Bên cạnh, các hoạt động sinh hoạt chung, Ban lãnh đạo Công ty nên chủ động nâng cao công tác tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể chung trong Công ty về văn hóa như: cuộc thi hát đơn ca, song ca phỏng theo show truyền hình The voice, Cặp đôi hoàn hảo... Các hoạt động thi đua làm việc theo nhóm... tạo không khí sôi nổi, vui vẻ cho nhân sự trong Công ty.

*) Điều kiện thực hiện

- Công ty cần có trọng số và thang điểm cho từng chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng không việt nam (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)