Bảng 4.6. kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh tại trại
Công việc Kết quả Số lần (lần) Kết quả thực hiện (lần) Tỷ lệ hoàn thành công việc (%) Phun sát trùng 120 120 100
Phun vôi và rắc vôi 60 60 100
Dọn vệ sinh xung quanh trại 30 30 100
Sát trùng khô trước khi
xuống chuồng 340 340 100
Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, em đã trực tiếp thực hiện vệ sinh xung quanh trại 30 lần. Phun sát trùng của cơ sở là 120 lần. Phun vôi và rắc vôi của cơ sở là 60 lần.sát trùng khô trước khi xuống chuồng. Tỷ lệ phun sát trùng chuồng trại tại cơ sở là 1/250 và tỷ lệ pha sát trùng vệ sinh là 1/3200. Khi phun khử trùng cần pha đúng tỷ lệ, nếu pha nhiều thì tốn kém, gây tổn thương bề mặt da, nếu pha ít quá thì không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Rắc vôi trong chuồng được em thực hiện hàng ngày. Khi rắc vôi không nên rắc quá nhiều, nên đi từ cuối hướng gió lên tránh lợn con bị sặc, người rắc vôi phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe. Xả vôi xút gầm bằng cách cho vôi vào xô sau đó cho nước vào, khuấy đều cho tan vôi, sau đó xả xuống gầm. Mỗi tuần tại cơ sở thực hiện xả vôi xút gầm 1 lần.
Việc phun sát trùng, phun vôi, rắc vôi, dọn vệ sinh xung quanh trại và sát trùng khô trước khi xuống chuồng em đều đạt 100%.
Vệ sinh chuồng được thực hiện hàng ngày gồm các công việc như: quét dọn hành lang đường đi, quét dọn đường cấp thức ăn, lau máng, lau sàn lợn con.
Vệ sinh chuồng nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu khâu vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn.