NGUYÊN LIỆU : sản phẩm thô do các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và khai khoáng làm ra để tiếp
tục được chế biến trong các ngành công nghiệp khác.
NGƯNG TỤ : hiện tượng hơi nước đọng lại thành hạt nước khi độ ẩm trong không khí đã vượt qua độ
bão hoà. Trong những trường hợp không khí gặp lạnh đột ngột hoặc khi không khí trườn theo sườn núi lên cao hoá lạnh, thì độ bão hoà cũng xảy ra sớm hơn, hiện tượng ngưng tụ của hơi nước dễ xảy ra.
NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN : nhà máy sản xuất ra điện năng dựa vào sức của các dòng nước đổ từ cao
xuống thấp. Nhà máy thuỷ điện bao gồm nhiều công trình kĩ thuật như hồ chứa nước, đập chắn nước, hệ thống cửa đập, các đường ống dẫn nước, các tổ máy phát điện v.v... Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện đòi hỏi phải có các công trình điều tra tỉ mỉ về địa chất, về thuỷ văn, về vị trí xây đập, đặt nhà máy, về các hậu quả đối với môi trường v.v... Vốn đầu tư cho việc xây dựng nhà máy thuỷ điện cũng lớn hơn nhiều so với việc xây dựng nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, khi xây dựng
xong, hiệu quả kinh tế lại cao, vì điện sản xuất ra có giá thành rẻ, do không phải chi phí cho sự tiêu hao nhiên liệu.
NHAM THẠCH : các loại đá tạo nên lớp vỏ ngoài của Trái Đất. Khoa học nghiên cứu về nguồn
gốc, cấu trúc cũng như các đặc điểm của các loại đá là Nham thạch học, một ngành thuộc hệ thống các khoa học Địa chất.
NHAM THẠCH QUYỂN : ( Thạch quyển) lớp vỏ đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. X. Lớp vỏ đá.
NHÂN SÂM : ( Panax Ginseng) cây đặc sản mọc hoang trên dãy núi Trường Bạch Sơn ở Triều
Tiên, củ giống hình người, được coi là vị thuốc bổ hàng đầu trong các vị thuốc Bắc. Hiện nay, nhân sâm đã trở thành một cây trồng có giá trị kinh tế cao ở nhiều nước trên thế giới.
NHẬP CƯ : sự di chuyển nơi cư trú của những người ở nơi khác vào một lãnh thổ hoặc của những người nước ngoài vào một quốc gia.
NHẬP KHẨU : hiện tượng đưa hàng hoá, tiền vốn hoặc kĩ thuật của nước ngoài vào trong một
quốc gia.
NHẬT TRIỀU : loại hình nước triều chỉ có một lần lên, xuống trong 1 ngày, khác với l;oại hình bán nhật triều, có 2 lần lên, xuống trong 1 ngày. Nguyên nhân gây ra nhật triều thường do tính chất địa hình của đáy biển hoặc hiện tượng có các đảo chắn ở ngoài khơi.
NHẬT XẠ KẾ : máy đo cường độ và thời gian chiếu sáng của ánh sáng Mặt Trời..
NHIÊN LIỆU : chất khí cháy tạo ra nhiệt năng. Ví dụ : than đá, khí đốt, xăng dầu v.v...
NHIỆT ĐỚI : khu vực đất đai nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam. Trong khu vực này, Mặt Trời trong năm có hai lần đi qua đỉnh đầu lúc giữa trưa. Lúc đó góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời không bao giờ lệch quá 4306' (so với đường thẳng đứng vuông góc trên mặt đất), vì vậy khí hậu trong khu vực này, nói chung quanh năm nóng, lượng mua trung bình năm lớn, thực vật phát triển phồn thịnh.
NHIỆT KẾ : dụng cụ đo nhiệt độ dựa vào tính chất co, nở của các chất lỏng và kim loại, tuỳ theo nhiệt độ cao hay thấp. Các loại nhiệt kế thường dùng là : nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế kim loại v.v...
NHƯỢNG ĐỊA : đất của một quốc gia nhường quyền quản trị và khai thác cho một quốc gia
khác, theo hợp đồng cho thuê hoặc theo một khoản nào đó của hiệp ước kí kết giữa hai bên.
NIC : (N.I.C.) X. Nước công nghiệp mới .
NIÊN BIỂU ĐỊA CHẤT : bảng liệt kê các thời kì địa chất với các mốc thời gian ước lượng chỉ rõ lúc bắt đầu cũng như lúc kết thúc các thời kì đó. Từ khi Trái Đất trở thành một hành tinh đến nay ( gần 5 tỉ năm), lịch sử Trái Đất đã trải qua hai thời kì lớn : thời kì Tiền Cam và thời kì sau Tiền Cam ( ngắn hơn thời kì trước). Thời kì sau Tiền Cam được chia ra 4 thời kì nhỏ : - Thời kì Đệ Nhất (hay đại Cổ sinh), thời kì Đệ Nhị (hay đại Trung sinh), thời kì Đệ Tam ( hay thời kì đầu của đại Tân sinh và thời kì Đệ Tứ ( hay thời kì sau của đại Tân sinh). X. thêm : Đại.
Bảng niên biểu địa chất
Nguyên đại Kỉ Kéo dài ( triệu năm) TÂN SINH (KZ) Đệ Tứ ( Antrôpôgen) (Q) 1,5 - 2
Đệ Tam ( Nêôgen) (N) 24 ( Palêôgen) (Pg) 41 TRUNG SINH (MZ) Crêta (Bạch phấn) (Cr) 70 Jura ( J ) 58 Triat (T ) 45
CÔ SINH (PZ) Pecmi ( P) 45 Cacbon ( C) 55 - 75 Đêvôn (D) 50 Silua (S) 30 Oocđôvic (O) 60 Cambri (Cm) 70 TIÊN CAM NGUYÊN SINH (PR) 2.000 THAI CÔ (A) 900
NÓN PHÓNG VẬT : bộ phận đất đá do một dòng nước lũ từ trên cao đưa xuống, tích tụ lại ở chân dốc, tạo thành một khối vật liệu tam giác giống hình nón.
NỘI CHÍ TUYẾN : vùng đất đai nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam trên Trái Đất.
NỘI LỰC : lực phát sinh ở bên trong Trái Đất, có tác động đến các hiện tượng xảy ra trên bề mặt Trái Đất. Ví dụ : lực gây ra động đất, lực làm cho các lục địa nâng lên và hạ xuống, làm cho các núi lửa phun v.v...
NỘI THUỶ : vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở (theo Luật Biển năm 1982).Vùng này có
ranh giới bên trong là đường bờ biển, bên ngoài là đường cơ sở. Chiều rộng của vùng nội thuỷ, có thể thay đổi tuỳ theo cách vạch đường cơ sở của quốc gia ven biển. Nếu đường cơ sở được xác định theo ngấn nước thuỷ triều khi xuống thấp nhất, thì vùng nội thuỷ rất hẹp, chỉ là dải đất ven bờ được nước biển phủ ngập, khi thuỷ triều lên. Nếu đường cơ sở được vạch bằng các đoạn thẳng gấp khúc nối các mũi đất hoặc các đảo ven bờ, thì vùng nội thuỷ sẽ có diện tích rộng hơn. Về mặt pháp lí, đường nội thuỷ được coi là một bộ phận của lãnh thổ đất liền và quốc gia ven biển hoàn toàn có chủ quyền đầy đủ đối với vùng biển này, giống như đối với phần lãnh thổ trên đất liền.
NÔNG NGHIỆP CỔ TRUYỀN : thuật ngữ chỉ nền nông nghiệp đã có từ lâu đời. Đặc trưng của nó
là : sản xuất nhỏ, sử dụng các công cụ thô sơ, tốn nhiều nhân lực mà năng suất lao động vẫn thấp. Nền nông nghiệp cổ truyền có tính chất tự túc, tự cấp. Mỗi cơ sở, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm với số lượng không lớn. Mục đích chính là để tiêu dùng tại chỗ.
NÔNG NGHIỆP CƠ GIỚI HOÁ : nền nông nghiệp trong đó việc sử dụng máy móc đã trở thành phổ
biến.
NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ : nền nông nghiệp có tính chất khác hẳn với nền nông nghiệp cổ
truyền. Người sản xuất quan tâm nhiều đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra. Mục đích chính của sản xuất không chỉ nhằm vào việc tạo ra nhiều sản phẩm mà chủ yếu còn là lợi nhuận. Sản phẩm đã trở thành hàng hoá, vì vậy người sản xuất phải sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện kĩ thuật để tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng của sản phẩm. Trong nền nông nghiệp hàng hoá, sản xuất nông nghiệp thường gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
NÚI : dạng địa hình nhô cao trên mặt đất, biểu hiện rõ 3 bộ phận : đỉnh, sườn và chân. Thông thường, độ
cao từ chân đến đỉnh núi phải trên 200m, nhưng cũng có những trường hợp, thuật ngữ núi cũng dùng để chỉ những dạng địa hình có độ cao thấp hơn. Ví dụ : các núi đá vôi nhiều khi chỉ cao hơn 100m. Núi thường được phân ra 3 loại theo độ cao : núi thấp có độ cao dưới 1.000m, núi trung bình có độ cao từ 1.000 đến 2.500 m và núi cao có độ cao trên 2.500m.
NÚI BĂNG : một bộ phận của lớp băng dày phủ trên các lục địa vùng vĩ độ cao bị đứt gãy, trườn xuống biển, trôi theo các dòng hải lưu và dương lưu. Kích thước của núi băng rất lớn, chiều dày có thể tới
600 - 700m, phần nổi trên mặt nước vào khoảng 1/5 hoặc 1/6 chiều dày. Chiều dài và chiều rộng có thẻ tới vài km. Các núi băng trôi lớn thường thấy ở bán cầu Nam, ven bờ lục địa Nam Cực. Ơ bán cầu Bắc, núi băng trôi thường gặp ở gần đảo Grơnlen, quần đảo Spitbecghen... Khi trôi xuống các vùng vĩ độ thấp, núi băng giảm thể tích và tan dần. Đối với tàu bè qua lại các đại dương, núi băng trôi là một hiện tượng nguy hiểm. Năm 1912, chiếc tàu chở hành khách lớn Titanic, trên đường từ châu Âu sang châu Mĩ đã bị đắm vì va phải một núi băng trôi. Hiện nay, ở những vùng biển có núi băng trôi, người ta phải bố trí các phương tiện quan sát để báo trước cho các tàu bè qua lại.
NÚI GIÀ : núi có cấu trúc địa chất, nham thạch phần lớn được hình thành từ thời cổ đại, trong các quá trình tạo sơn Calêđôni và Hécxini. Các khối núi này đã bị bào mòn, hạ thấp độ cao và có hình dáng mềm mại. Tuy nhiên, nhiều khối núi già cũng đã được những vận động kiến tạo gần đây nâng lên, làm cho trẻ lại hoặc gây ra những hiện tượng đổ vỡ.
NÚI LỬA : núi có dạng khối hình nón, đỉnh có miệng trũng, qua đó thường xuyên hoặc định kì phun ra các chất khí, hơi nước, đá tảng, tro hoặc dung nham nóng chảy. Đôi khi các chất khí và hơi nước cũng bốc ra từ các khe nứt ở sườn núi, tạo nên các miệng phụ của núi lửa. Núi lửa hiện nay thường được phân ra hai loại : núi lửa hoạt động ( còn phun trong những thời kì gần đây) và núi lửa tắt ( đã thôi phun trong một thời gian dài). Các núi lửa còn hoạt động lại có những thời kì hoạt động mạnh hoặc yếu. Hai thời kì hoạt động mạnh có khi cách nhau hàng thế kỉ. Hiện nay, trên bề mặt Trái Đất, người ta ước lượng có khoảng 600 núi lửa còn hoạt động. Riêng khu vực "vòng đai lửa Thái Bình Dương" đã có gần 400 ngọn. Ngoài ra, nhiều núi lửa còn hoạt động cũng tập trung trong khu vực Địa Trung Hải và trên đảo Aixơlen...Những núi lửa ngầm dưới đáy đại dương, khi phun thường tạo thành các đảo núi lửa.
NÚI TRẺ : núi có cấu trúc địa chất, nham thạch được hình thành trong các thời kì địa chất gần đây, chủ yếu trong kỉ Đệ Tam thuộc đại Tân sinh. Các núi trẻ nói chung, còn ít bị bào mòn, hạ thấp độ cao. Hình dáng núi còn sắc xảo với các đỉnh cao và nhọn. Hầu hết các dãy núi trẻ lớn trên thế giới đều được hình thành trong quá trình tạo sơn Anpi. Ví dụ : dãy Anpơ, dãy Himalaya, dãy Anđet v.v...
NỬA DU MỤC : lối sống kết hợp việc trồng trọt theo mùa và việc chăn nuôi du mục ở các vùng rìa các hoang mạc.
NỬA HOANG MẠC : X. Bán hoang mạc.
NỬA KHÔ HẠN : loại khí hậu khô khan, có tính chất lục địa ở vùng rìa các hoang mạc. Ơ đây lượng bốc hơi thường vượt quá lượng mưa. Ví dụ : khí hậu nửa khô hạn của các đồng bằng cao ở
Angiêri.
NỬA THUỘC ĐỊA : quốc gia độc lập về hình thức, nhưng thực chất bị phụ thuộc vào các nước đế
quốc về mặt knh tế - chính trị.
NƯỚC CÔNG NGHIỆP MỚI : (NIC hoặc NPI) nhóm nước đang phát triển, mới được công nghiệp
hoá trong những năm gần đây và đã xuất khẩu được một lượng lớn các sản phẩm công nghiệp. Ví dụ : Xingapo, Hàn Quốc, Malaixia...
NƯỚC DƯỚI ĐẤT : (nước ngầm) hình thức nước tồn tại trong các lớp đất đá dưới mặt đất ( trong các lớp đất xốp, thấm nước hoặc trong các khe hổng, kẽ nứt của đá). Nước dưới đất luôn luôn di chuyển theo trọng lực, từ nơi cao xuống nơi thấp, tạo thành các mạch nước ngầm có chứa một lượng các chất hoà tan ( các chất muối, chất hữu cơ và khí) có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ, làm cho nó có tính chất,màu sắc, mùi vị khác nhau.
Nếu tỉ lệ các chất hoà tan đáng kể, các mạch nước ngầm trở thành các mạch nước khoáng.
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN : nước đang cố gắng phát triển nền kinh tế của mình để thoát ra khỏi tình
địa mới giành được độc lập từ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai. Thuật ngữ này do OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) đề ra và hiện nay đang được dùng phổ biến trong các tài liệu thông tin và báo chí trên thế giới.
NƯỚC KÉM PHÁT TRIỂN : thuật ngữ cũ ( nay ít dùng) chỉ các nước thuộc địa và bán thuộc địa
phụ thuộc vào các nước đế quốc và có trình độ kém phát triển về kinh tế. Thuật ngữ được Liên Hiệp Quốc quen dùng vào năm 1949.
NƯỚC KHOÁNG : nước tự nhiên có chứa một tỉ lệ các chất hoà tan cao. Tuỳ theo các loại muối và các chất khí hoà tan, nước khoáng có thể có tính kiềm hay axit, có mùi khét của lưu huỳnh hoặc mùi tanh của sắt v.v...
Nước khoáng thường được dùng trong việc chữa bệnh hoặc khai thác để lấy các nguyên liệu cho ngành công nghiệp hoá chất.
NƯỚC KHÔNG LIÊN KẾT : quốc gia trung lập về danh nghĩa và không thực sự tham gia vào một
khối liên minh nào.
NƯỚC NGẦM : X. Nước dưới đất.
O
OPEC : (Organization of Petrolium Exporting Countries) tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, với mục đích đấu tranh bảo vệ giá bán dầu trên thị trường quốc tế. Tổ chức OPEC có 14 nước tham gia : Iran, Irăc, Arap Xêut, Côoet, Cata, Baranh, LH các TVQ Arap, Libi, Angiêri, Nigiêria, Gabông, Vênêxuêla, Êcuađo và Inđônêxia.
ÔLIGÔXEN : thời kì nhỏ thứ hai giữa các thời kì nhỏ Êôxen và Miôxen của thời kì Palêôgen thuộc kỉ Đệ Tam (đại Tân sinh) dài khoảng 15 triệu năm.
Ô NHIIỄM MÔI TRƯỜNG : tình trạng môi trường bị nhiễm bẩn, chứa nhiều chất độc hại cho sự
sống của sinh vật và con người. Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân sinh ra, trong đó tác động của con người là một nguyên nhân quan trọng. Con người thải ngày càng nhiều các chất bẩn do sinh hoạt, do sản xuất nông, công nghiệp vào các nguồn nước. vào khí quyển và vào thổ nhưỡng v.v....Tình hình đặc biệt nghiêm trọng là ở các đô thị lớn trên thế giới. Hiện nay ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề có tính toàn cầu, đòi hỏi sự quan tâm giải quyết của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế.
ỐC ĐẢO : nơi có nguồn nước ngọt và các điều kiện thuận lợi cho sự sinh sống của các sinh vật cũng như con người trong các hoang mạc. Các ốc đảo thường gặp trong các hoang mạc ở Bắc Phi, Tây Á và Trung Á. Trong các ốc đảo ở Tây Á và Bắc Phi, loại cây trồng
điển hình là chà là. Trong các ốc đảo lớn, con người có thể làm nông nghiệp, trồng các loại cây chịu được hạn như : bông, nho v.v...
ÔN ĐỚI : đới nằm ở giữa vĩ độ 400B đến 500B ở bán cầu Bắc và giữa vĩ độ 420N đến 580N ở bán cầu Nam ( giữa các đới cận nhiệt và cận cực). Ôn đới chiếm khoảng 1/4 diện tích Trái Đất. Đặc điểm của đới này là có sự phân hoá ra các mùa rõ rệt. Mùa đông có khí hậu lạnh giá kéo dài. Nhiệt độ trong mùa hạ từ 100C đến 250C. Lượng mưa trung bình nằm trên phần lớn đất liền từ 500 đến 800mm. Ơ bờ các lục địa tăng lên từ 1.000 đến 2.000mm, còn ở giữa các lục địa, có nơi chỉ có từ 100 đến 200mm.
Khí hậu ôn đới có thể phân ra các kiểu : khí hậu ôn đới lục địa ( ở những vùng xa biển và đại dương), khí hậu ôn đới đại dương ( ở bờ tây các lục địa), và khí hậu ôn đới gió mùa ( ở bờ đông các lục địa).
mũi cao, trước kia sinh sống chủ yếu ở châu Âu, hiện nay có mặt ở hầu khắp các châu lục trên thế giới.
P
PALÊÔGEN : (Pg) thời kì đầu cuả kỉ Đệ Tam, gồm có hai thời kì nhỏ : Êôxen và Ôligôxen.
PECMI : (P) kỉ cuối cùng của đại Cổ sinh, tiếp ngay sau kỉ Cacbon. Thời gian kéo dài khoảng 25 triệu