Một số kết quả hoạt động của NHNN CN tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 43 - 53)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2.3. Một số kết quả hoạt động của NHNN CN tỉnh Bắc Giang

a. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn; phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên; phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Vị trí của tỉnh nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh), rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng.

Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.849,5 km² trong đó đất nông nghiệp chiếm 37,9%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 37,4%; còn lại là đất chuyên dụng và đất ở. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người

Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh. Đến cuối năm 2020,dân số của tỉnh trên 1,6 triệu người. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 9 huyện và 1 thành phố (trong đó có 6 huyện miền núi; 3 huyện,Thành phố nằm trong vùng trung du và 1 huyện vùng cao) được phân chia thành 230 đơn vị hành chính cấp xã gồm 10 phường, 16 thị trấn và 204 xã.

Trong 5 năm qua, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức song tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm(GRDP)bình quân trên địa bànđạt 14,6% thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực:Đến cuối năm 2019, công nghiệp và xây dựng chiếm 58,9% tăng 15,3%; dịch vụ chiếm 25,9% giảm 3,7%; nông- lâm nghiệp và thủy sản chiếm 15,2%, giảm 11,6% so với năm 2015. Tăng trưởng kinh tế nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp có nhiều khởi sắc; công nghiệp phát triển nhanh; nông nghiệp phát triển toàn diện; dịch vụ phát triển đa dạng; các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tiến bộ; công tác quốc phòng an ninh được đảm bảo; đời sống của nhân dân được cải thiện; hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền được cải thiện. Vị thế tỉnh Bắc Giang ngày càng nâng cao.

Với tình kinh tế, xã hội ổn định và phát triển của tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua đã có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, NHNN tỉnh, nhìn chunghoạt động ngân hàng của hệ thống các TCTD trên địa bàn luôn đảm bảo ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển lành mạnh,đạt đượccác mục tiêu đề ra góp phần thực thi tốt chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, trình độ công nghệ và năng suất lao động của nền kinh tế còn thấp; chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao; số doanh nghiệp có đóng góp nhiều cho ngân sách còn ít; sản xuất nông nghiệp vẫn nhỏ giọt; phân tán, chưa bền vững, rủi ro cao do thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xảy ra…ngành công nghiệp

phát triển chưa mạnh mẽ; ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và đồng bộ, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn kém hiệu quả...Những thuận lợi và khó khăn này đã và đang có những tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn trongcông tác quản lý nhà nướccủa NHNN tỉnh về tiền tệ và hoạt động ngân hàngnhất là trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, do đóđòi hỏi công tác thanh tra giám sát đối với các TCTD trên địa bàn ngày càng cao hơn, chuyên nghiệp hơn.

b. Mạng lƣới hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Hệthống Ngân hàng Bắc Giang hiện nay bao gồm: NHNN tỉnh Bắc Giang có vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và thực hiện một số nghiệp vụ NHTW do Thống đốc NHNN giao;hệ thống các TCTD thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ vàdịch vụ ngân hàng.

Tính đến 31/12/2020, hệ thống TCTD do Chi nhánh quản lý bao gồm 39 đơn vị, trong đó có 16 chi nhánh NHTM, 01 chi nhánh Ngân hàng hợp tác, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, 01 Ngân hàng Phát triển và 20 QTDND với 197 điểm giao dịch cuối năm 2020, tăng 45 điểm giao dịch so với năm 2016.

Các ngân hàng trên địa bàn không ngừng gia tăng quy mô, số lượng và chất lượng hoạt động. Hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên địa bàn diễn ra sôi động, phát triển nhanh cả về quy mô tài sản, huy động vốn, cấp tín dụng; các dịch vụ ngân hàng ngày càngđa dạng, hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang.

Sơ đồ 2: Hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang NHNN tỉnh Bắc Giang NHTM Nhà nƣớc 1.Chi nhánh NH Nông nghiệp&PTNT tỉnh 2.Chi nhánh NH Nông nghiệp&PTNT Bắc Giang II 3.Chi nhánh NHTMCP Công thương 4.Chi nhánh NHTMCP Ngoại thương 5.Chi nhánh NHTMCP Đầu tư&Phát triển NHTM Cổ Phần 1.Chi nhánh NHTMCP Hàng Hải 2.Chi nhánh NHTMCP ViệT Nam Thịnh Vượng 3.Chi nhánh NHTMCP Kỹ thương 4.Chi nhánh NHTMCP Quân đội 5.Chi nhánh NHTMCP Quốc dân 6.Chi nhánh NHTMCP BĐ Liên Việt 7.Chi nhánh NHTMCP Đại Dương 8.Chi nhánh NHTMCP Bắc Á 9.Chi nhánh NHTMCP Đông Á 10.Chi nhánh NHTMCP Á Châu 11.Chi nhánh NHTMCP Phát triển TP HCM 12.Ngân hàng TMCP Tiên Phong 20 Quỹ TD ND Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã

(Nguồn: NHNN Chi nhánh Tỉnh Bắc Giang)

c. Hoạt động huy động vốn

Trong giai đoạn từ 2016-2020, các TCTD trên địa bàn đã đẩy mạnh huy động vốn, các hình thức huy động ngày càng đa dạng phong phú nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh để tạo nguồn vốn hoạt động đáp ứng được nhu cầu vốn thực tế trên địa bàn tỉnh để phục vụ phát triển kinh tế.

Nguồn vốn huy động của hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang liên tục tăng trưởng qua các năm. Đến 31/12/2020, vốn huy động đạt 68.672 tỷ đồng, tăng 36.513 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với năm 31/12/2016 với tổng nguồn vốn huy động đạt là 32.159 tỷ.

Tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, chủ yếu là tiền gửi ngoại tệ để thanh toán của các Công ty. Tiền gửi bằng ngoại tệ liên tục tăng từ 2016-2019 nhưng đến 2020 tiền gửi ngoại tệ bị giảm so với năm 2019 do ảnh hưởng của dich Covid-19 làm ảnh hưởng đên hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Qua đó cho thấy tiềm năng nguồn vốn nhàn rỗi là rất lớn. Vấn đề đặt ra cho các TCTD trên địa bàn là tận dụng, khai thác nguồn vốn nhàn rỗi như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, không những luôn đảm bảo khả năng thanh toán mà còn đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

Năm 2016

Chỉ tiêu

Thực hiện

Tổng nguồn vốn huy động

1.Phân theo ngành kinh tế

- Tiền gửi của các TCKT - Tiền gửi tiết kiệm

2.Phân theo thời hạn

Tiền gửi ngắn hạn Tiền gửi trung, dài hạn

3. Phân theo loại tiền

Tiền gửi nội tệ Tiền gửi ngoại tệ

80,000 70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng nguồn vốn huy động

d. Hoạt động cho vay

Nhu cầu về vốn để phục vụ phát triển kinh tế rất lớn, trong khi nguồn vốn tự có, nguồn vốn đầu tư từ nhà nước không đủ để đáp ứng thì nguồn vốn vay các ngân hàng thương mại luôn là lựa chọn số một của các chủ thể kinh tế trên địa bàn. Do đó, bên cạnh việc huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, các TCTD trên địa bàn bám sát định hướng kinh doanh của ngân hàng cấp trên và mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh để thực hiện các giải pháp để mở rộng cho vay, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh để cho vay đối với các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế trên địa bàn.

Trong những năm qua, các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN đã được NHNN tỉnh Bắc Giang và các TCTD trên địa bàn nghiêm túc triển khai thực hiện, tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo đúng chỉ đạo của NHNN, hoạt động của các TCTD vẫn giữ được ổn định và đảm bảo an toàn. Các TCTD trên địa bàn triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, cho vay doanh nghiệp khởi nghiệp, chương trình cho vay bình ổn thị trường…

Chỉ tiêu

Tổng dƣ nợ

1.Phân loại theo kỳ hạn vay

1.1. Ngắn hạn 1.2.Trung và dài hạn

2. Phân theo ngành kinh tế

2.1. Công nghiệp và xây dựng 2.2. Nông, lâm nghiệp

2.3. Khác Tỷ lệ nợ xấu

Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2016-2020 70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 0

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

- Về quy mô dư nợ cho vay: Quy mô dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng qua các năm. Năm 2020 dư nợ cho vay tang gần gấp 2 lần so với năm 2016, tốc độ tăng trưởng của các năm 2017 đạt trên 24%; năm

2018,2019, 2020 đạt từ 15%- 17% có giảm so với 2 năm trước là do thực hiện theo chủ trương chung của Chính phủ, của NHNN là thắt chặt tín dụng. NHNN chỉ đạo các Hội sở chính các TCTDgiảm hạn mức tín dụng cấp cho từng NHTM và không được phép vượt mức, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụngtrên địa bàn vẫn cao hơn mặt bằng chung trong cả nước.

- Có được những kết quả như trên là do sự chỉ đạo sát sao của NHNN Việt Nam. Trong 2 năm 2019, 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát, NHNN đã chỉ đạo các NHTM giảm sãi suất tiền vay, tích cực tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lãi suất cho vay riêng trong năm 2020 đã giảm tới 3 lần, giảm 1,5% trần lãi suất cho vay ngắn hạn, cho vay các lĩnh vực ưu tiên đến năm 2020 còn 4,5%. Đối với cho vay thỏa thuận, mức lãi suất ngắn hạn phổ biến của các NHTM nhà nước trên địa bàn là 8-9%/năm, các NHTM CP khác là 8-10%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn của các NHTM nhà nước là 9,5- 10%/năm, của các NHTM CP khác là 10-11%/năm.

- NHNN tỉnh đã chỉ đạo các NHTM trên địa bàn tích cực tiếp cận khách hàng, tăng cường cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp tín dụng, rút ngắn

nhanh chóng với nguồn vốn ngân hàng.

- Chủ động nắm bắt tình hình, triển khai kịp thời, quyết liệt các giải pháp hỗ trợ Khách hàng khắc phục khó khăn, bằng các biện pháp như: Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân tỉnh tổ chức các hội nghị tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Thiết lập đường dây nóng của NHNN và các TCTD để tiếp nhận thông tin, hướng dẫn khách hàng có khó khăn vướng mắc kịp thời giải quyết triệt để các thắc mắc của khách hàng.

- Chất lượng tín dụng của các TCTDtrên địa bàn ngày càng đượcnâng cao, hiệu

quả: Bên cạnh việc mở rộng cho vay nhằm đáp ứng nhu vốn phát triển kinh tế, các

TCTD trên địa bàn đãthận trọng hơn trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi nhằm hạn chế các rủi ro, nâng cao chất lượngtín dụng. Từ năm 2016-2018 tỷ lệ nợ xấu đều có xu hướng giảm; riêng năm 2019 tỷ lệ tăng 0,56% là do có một số ngân hàng có nợ xấu tăng cao, nguyên nhân do một số ngân hang thực hiện chuyển nợ về các Chi nhánh, một số khoản vay phải chuyểnnhóm nợ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 43 - 53)