0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

BÀI TẬP VỀ QUAN HỆ GIỮA CÁC CLASS

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG: PHẦN 2 (Trang 109 -113 )

BÀI 1: QUẢN LÝ BÁN HÀNG TRONG SIÊU THỊ

Thông tin về Mặt hàng gồm các thuộc tính (mã hàng, Tên hàng, Nhóm hàng, Giá bán) – trong đó Nhóm hàng có thể là: Hàng thời trang, Hàng tiêu dùng, Hàng điện máy, Hàng gia dụng. Mã hàng là một số nguyên có 4 chữ số.

Thông tin về Khách hàng (Mã KH, Họ tên, Địa chỉ, Số ĐT), mã KH là một số nguyên dương có 4 chữ số; số điện thoại có từ 9 đến 10 chữ số và bắt đầu bằng chữ số 0.

Một Hóa đơn sẽ có mã hóa đơn và thời gian lập hóa đơn. Mỗi hóa đơn chỉ dành cho một khách hàng nhưng có thể bao gồm nhiều mặt hàng. Mỗi dòng trên hóa đơn cho biết một mặt hàng được mua với số lượng là bao nhiêu. Dòng cuối cùng trong hóa đơn cho biết tổng số tiền phải trả. Tự xác định các lớp cho phù hợp và Viết chương trình trên Java thực hiện các chức năng sau:

1. Nhập thông tin danh sách khách hàng và lưu vào ArrayList. Hiển thị danh sách ra bảng. 2. Nhập thông tin danh sách mặt hàng và lưu vào ArrayList. Hiển thị danh sách ra bảng.

3. Tạo hóa đơn cho một khách hàng bằng cách nhập mã. Thời gian tạo hóa đơn lấy từ thời gian hệ thống. Sử dụng lớp Pair viết theo kiểu Generic để ghép cặp một mặt hàng với số lượng (kiểu Integer). Nhập từ giao diện các thông tin mua hàng và bổ sung các cặp ghép vào hóa đơn. Hiển thị thông tin chi tiết của hóa đơn ra giao diện

4. Sắp xếp danh sách Hóa đơn theo tên mặt hàng

BÀI 2: QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Thông tin về Nhân viên gồm các thuộc tính (Mã nhân viên, Họ tên, Địa chỉ, Số điện thoại, Bậc lương) – trong đó Bậc lương là một số nguyên từ 1 đến 9. Mã nhân viên là một số nguyên có 4 chữ số. SĐT là một dãy số gồm 9 hoặc 10 chữ số, bắt đầu bằng chữ số 0.

Thông tin về Phòng ban (mã phòng, tên phòng, mô tả, Hệ số công việc), mã phòng là một số nguyên có 3 chữ số. Hệ số công việc là một số thực từ trong khoảng từ 1 đến 20, cho biết mức đánh giá chung về các công việc thuộc phòng đó đảm nhiệm.

Bổ sung Bảng Danh sách chấm công (trong một tháng), trong đó với mỗi nhân viên cho biết phòng ban tương ứng và số ngày làm việc trong tháng (số ngày phải lớn hơn 0 và nhỏ hơn 32). Tự xác định các lớp cho phù hợp và Viết chương trình trên Java thực hiện các chức năng sau:

1. Nhập danh sách nhân viên lưu vào ArrayList. Hiển thị danh sách ra bảng. 2. Nhập danh sách phòng ban và lưu vào ArrayList. Hiển thị thông tin ra bảng.

3. Tạo Danh sách chấm công cho một khách hàng bằng cách nhập mã. Sử dụng lớp Pair viết theo kiểu Generic để ghép cặp một nhân viên với số ngày làm việc trong tháng (kiểu Integer). Nhập từ giao diện các thông tin chấm công và bổ sung các cặp ghép vào danh sách chấm công. Hiển thị thông tin chi tiết của danh sách hóa đơn ra giao diện.

247

BÀI 3: QUẢN LÝ TÍNH CÔNG THEO SẢN PHẨM

Thông tin về Công nhân gồm các thuộc tính (mã CN, Họ tên, Địa chỉ, SĐT, Ca sản xuất) – trong đó ca sản xuất có thể là: ca sáng, ca chiều hoặc ca đêm, mã CN là một số nguyên có 5 chữ số. SĐT là một dãy số gồm 9 đến 10 chữ số, bắt đầu bằng chữ số 0.

Thông tin về Sản phẩm (mã SP, tên SP, nhóm SP, đơn giá), mã SP là một số nguyên có 5 chữ số, ; đơn giá là một số thực không âm.

Bổ sung Bảng Tính Công trong đó một công nhân sẽ thực hiện sản xuất nhiều sản phẩm cùng loại hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Tự xác định các lớp cho phù hợp và Viết chương trình trên Java thực hiện các chức năng sau: 1. Nhập danh sách công nhân và lưu vào ArrayList. Hiển thị danh sách ra bảng.

2. Nhập danh sách sản phẩm và lưu vào ArrayList. Hiển thị thông tin ra bảng.

3. Tạo Bảng tính công cho mỗi công nhân. Sử dụng lớp Pair viết theo kiểu Generic để ghép cặp một công nhân với sản phẩm. Nhập từ giao diện các thông tin về số sản phẩm đã làm trong tháng của một cặp ghép (công nhân, sản phẩm) và bổ sung cặp ghép vào Bảng tính công. Hiển thị thông tin đã nhập ra giao diện

4. Sắp xếp danh sách Bảng tính công theo Họ tên Công nhân

BÀI 4: QUẢN LÝ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

Thông tin về Khách hàng gồm các thuộc tính (mã KH, Họ tên, Địa chỉ, SĐT, Loại KH) – với Loại khách hàng có thể là: cá nhân, đại diện đơn vị hành chính, đại diện đơn vị kinh doanh, mã KH là một số nguyên có 5 chữ số. SĐT là một dãy số có 9 hoặc 10 chữ số. Bắt đầu bằng chữ số 0.

Thông tin về Dịch vụ (mã DV, tên DV, giá cước, đơn vị tính) mã DV là một số nguyên có 3 chữ số; đơn vị tính là một xâu ký tự cho biết đơn vị đo của loại dịch vụ đó (ví dụ theo MB, theo ngày, theo tháng, theo số lượt …)

Bổ sung Hóa đơn trong đó một khách hàng có thể sử dụng một hoặc nhiều dịch vụ.

Tự xác định các lớp cho phù hợp và Viết chương trình trên Java thực hiện các chức năng sau: 1. Nhập danh sách khách hàng và lưu vào ArrayList. Hiển thị danh sách ra bảng.

2. Nhập danh sách dịch vụ lưu vào ArrayList. Hiển thị thông tin ra bảng.

3. Tạo hóa đơn cho một khách hàng bằng cách nhập mã. Thời gian tạo hóa đơn lấy từ thời gian hệ thống. Sử dụng lớp Pair viết theo kiểu Generic để ghép cặp một khách hàng với dịch vụ. Nhập từ giao diện các thông tin sử dụng dịch vụ và bổ sung các cặp ghép vào hóa đơn. Hiển thị thông tin chi tiết của hóa đơn ra giao diện

4. Sắp xếp danh sách hóa đơn đã lưu Theo Họ tên khách hàng

248 Thông tin về Sinh viên gồm (mã SV, Họ tên, Địa chỉ, SĐT, Lớp). Trong đó mã sinh viên là một số nguyên có 5 chữ số. Lớp được đặt tên theo quy tắc tại HV CN BCVT. SĐT có 9 hoặc 10 chữ số, bắt đầu bằng chữ số 0.

Thông tin về Môn học (mã môn, tên môn, số tín chỉ, loại môn). Trong đó, mã môn là một số nguyên có 3 chữ số. Số tín chỉ là một số nguyên dương, không quá 6. Loại môn học có thể là Đại cương, Cơ sở ngành, Chuyên ngành.

Bổ sung Bảng điểm trong đó một sinh viên có một điểm cho mỗi môn học (0 ≤ điếm≤10). Tự xác định các lớp cho phù hợp và Viết chương trình trên Java thực hiện các chức năng sau:

1. Nhập danh sách sinh viên và lưu vào ArrayList. Hiển thị danh sách ra bảng. 2. Nhập danh sách môn học và lưu vào ArrayList. Hiển thị thông tin ra bảng.

3. Tạo bảng điểm cho mỗi sinh viên. Sử dụng lớp Pair viết theo kiểu Generic để ghép cặp một sinh viên với môn học. Nhập từ giao diện điểm tương ứng và bổ sung các cặp ghép vào bảng điểm. Hiển thị thông tin chi tiết của bảng điểm giao diện

4. Sắp xếp danh sách Bảng điểm theo Tên môn học.

BÀI 6: QUẢN LÝ TÍNH CÔNG BÁN HÀNG CHO SIÊU THỊ

Thông tin về Mặt hàng gồm các thuộc tính (mã hàng, Tên hàng, Nhóm hàng, Giá mua, Giá bán) – trong đó Nhóm hàng có thể là: Hàng thời trang, Hàng tiêu dùng, Hàng điện máy, Hàng gia dụng. Mã hàng là một số nguyên có 4 chữ số. SĐT có 9 hoặc 10 chữ số, bắt đầu bằng chữ số 0. Giá bán luôn lớn hơn giá mua.

Thông tin về Nhân viên bán hàng (mã NV, Họ tên, địa chỉ, Số ĐT), mã NV là một số nguyên có 4 chữ số.

Bổ sung Bảng Danh sách bán hàng trong đó với mỗi nhân viên, nhập danh sách các mặt hàng và số lượng mà nhân viên đó đã bán ra trong ngày.

Tự xác định các lớp cho phù hợp và Viết chương trình trên Java thực hiện các chức năng sau: 1. Nhập danh sách nhân viên và lưu vào ArrayList. Hiển thị danh sách ra bảng.

2. Nhập danh sách môn học và lưu vào ArrayList. Hiển thị thông tin ra bảng.

3. Tạo danh sách bán hàng cho mỗi nhân viên. Sử dụng lớp Pair viết theo kiểu Generic để ghép cặp một nhân viên với mặt hàng. Nhập từ giao diện các thông tin bán hàng và bổ sung các cặp ghép vào Bảng danh sách mua hàng. Hiển thị thông tin chi tiết ra giao diện.

4. Sắp xếp danh sách Bảng danh sách bán hàng theo tên nhân viên

BÀI 7: QUẢN LÝ CÔNG NHÂN

Thông tin về Công nhân gồm các thuộc tính (mã công nhân, Họ tên, Địa chỉ, Số điện thoại, Bậc thợ) – trong đó Bậc thợ là một số nguyên từ 1 đến 7. Mã công nhân là một số nguyên có 4 chữ số. SĐT có 9 hoặc 10 chữ số, bắt đầu bằng chữ số 0.

Thông tin về Xưởng sản xuất (mã xưởng, tên xưởng, mô tả, Hệ số công việc), mã xưởng là một số nguyên có 3 chữ số, .. Hệ số công việc là một số thực từ trong khoảng từ 1 đến 20, cho biết mức đánh giá chung về các công việc trong xưởng đó đảm nhiệm.

249 Bổ sung Bảng Danh sách chấm công (trong một tháng), trong đó với mỗi công nhân cho biết đang làm tại xưởng nào tương ứng và số ngày làm việc tương ứng. Một công nhân có thể thay đổi xưởng sản xuất nhiều lần trong tháng nhưng tổng số ngày làm việc không vượt quá 31. Tự xác định các lớp cho phù hợp và Viết chương trình trên Java thực hiện các chức năng sau:

1. Nhập danh sách công nhân và lưu vào ArrayList. Hiển thị danh sách ra bảng. 2. Nhập danh sách xưởng sản xuất lưu vào ArrayList. Hiển thị thông tin ra bảng.

3. Tạo bảng chấm công cho từng công nhân. Sử dụng lớp Pair viết theo kiểu Generic để ghép cặp một công nhân với một xưởng sản xuất. Nhập từ giao diện các thông tin chấm công, trong đó cho biết mỗi công nhân làm trong xưởng sản xuất tương ứng bao nhiêu ngày. Hiển thị thông tin chi tiết ra giao diện.

4. Sắp xếp danh sách Bảng danh sách phân công theo tên công nhân

BÀI 8: QUẢN LÝ BÁN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Thông tin về Khách hàng gồm các thuộc tính (mã KH, Họ tên, Địa chỉ, SĐT, Nhóm KH) – trong đó nhóm khách hàng có thể gồm: mua lẻ, mua buôn, mua qua mạng, mã KH là một số nguyên có 5 chữ số. SĐT có 9 hoặc 10 chữ số, bắt đầu bằng chữ số 0.

Thông tin về Điện thoại (mã sp, hãng sản xuất, phiên bản, đơn giá), mã sản phẩm là một số nguyên có 5 chữ số, đơn giá là một số thực.

Bổ sung Hóa đơn trong đó một khách hàng có thể chọn mua một hoặc nhiều điện thoại với số lượng khác nhau.

Tự xác định các lớp cho phù hợp và Viết chương trình trên Java thực hiện các chức năng sau: 1. Nhập danh sách khách hàng và lưu vào ArrayList. Hiển thị danh sách ra bảng. 2. Nhập danh sách điện thoại và lưu vào ArrayList. Hiển thị thông tin ra bảng.

3. Tạo hóa đơn cho một khách hàng. Sử dụng lớp Pair viết theo kiểu Generic để ghép cặp một khách hàng với một điện thoại. Nhập từ giao diện các thông tin mua hàng và bổ sung các cặp ghép vào hóa đơn. Hiển thị thông tin chi tiết của hóa đơn ra giao diện.

4. Sắp xếp danh sách mua hàng theo Họ tên khách hàng

BÀI 9: QUẢN LÝ TÍNH LƯƠNG THEO NGÀY CÔNG

Thông tin về Nhân viên gồm các thuộc tính (mã nhân viên, Họ tên, Địa chỉ, Số điện thoại, Bậc lương) – trong đó Bậc lương là một số nguyên từ 1 đến 9. Mã nhân viên là một số nguyên có 4 chữ số. SĐT có 9 hoặc 10 chữ số, bắt đầu bằng chữ số 0.

Thông tin về Phòng ban (mã phòng, tên phòng, mô tả, Hệ số công việc), mã phòng là một số nguyên có 3 chữ số, . Hệ số công việc là một số thực từ trong khoảng từ 1 đến 20, cho biết mức đánh giá chung về các công việc thuộc phòng đó đảm nhiệm.

Bổ sung Bảng Danh sách chấm công (trong một tháng), trong đó với mỗi nhân viên cho biết phòng ban tương ứng và số ngày làm việc trong tháng.

Tự xác định các lớp cho phù hợp và Viết chương trình trên Java thực hiện các chức năng sau:

250 1. Nhập danh sách nhân viên và lưu vào ArrayList. Hiển thị danh sách ra bảng.

2. Nhập danh sách phòng ban và lưu vào ArrayList. Hiển thị thông tin ra bảng.

3. Tạo bảng danh sách chấm công cho một nhân viên. Sử dụng lớp Pair viết theo kiểu Generic để ghép cặp một nhân viên với phòng ban. Nhập từ giao diện các thông tin của bảng chấm công và bổ sung các cặp ghép vào bảng. Hiển thị thông tin chi tiết ra giao diện.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG: PHẦN 2 (Trang 109 -113 )

×