HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM HỌC THUYẾT KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN 1 Hoàn cảnh ra đờ

Một phần của tài liệu Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 (Trang 53 - 55)

5.1.1. Hoàn cảnh ra đời

+ Kinh tế tiểu tư sản xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại, đặc biệt vào cuối những năm 80 của thế kỷ XVIII ở Pháp.

+ Những tư tưởng kinh tế của trường phái này phát triển rất mạnh vào thời gian nay là do sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Đây là điểm quan trọng nhất quyết định cho sự ra đời của học thuyết.

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển làm cho nền sản xuất nhỏ của nông dân và thợ thủ công bị đe doạ, có nguy cơ bị phá huỷ toàn bộ, nó làm mất đi địa vị độc lập của người sản xuất nhỏ, biến đại bộ phận những người sản xuất nhỏ thành những người làm thuê. Do đó xuất hiện sự phản kháng về mặt tư tưởng của những người sản xuất nhỏ, thợ thủ công. Ở đâu có sự đe doạ phá huỷ nền sản xuất nhỏ, phá huỷ địa vị độc lập của người sản xuất nhỏ thì ở đó có phản kháng tư tưởng của lớp người tiểu tư sản. Tình hình đó xuất hiện một trào lưu tư tưởng kinh tế mới - Kinh tế chính trị học tiểu tư sản.

5.1.2. Đặc điểm của các học thuyết kinh tế chính trị tiểu tư sản a. Đặc điểm chung

Kinh tế chính trị tiểu tư sản gồm các lý thuyết kinh tế đứng trên lập trường, lợi ích của giai cấp tiểu tư sản bênh vực, bảo vệ cho nền sản xuất nhỏ, chống lại sự phát triển của nền sản xuất lớn - sản xuất tư bản chủ nghĩa là một trào lưu tư tưởng vừa có tính không tưởng, vừa có tính phản động.

Đối tượng của sự phản kháng là chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản, không chỉ là nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn chống lại cả nền sản xuất lớn - nền đại công nghiệp, tư bản lớn.

Con đường lựa chọn là phát triển kinh tế theo những chuẩn mực của xã hội cũ, đó là, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa nhỏ hoặc chuyển thành tư bản nhỏ. Những nhà kinh tế chính trị tiểu tư sản không phê phán sở hữu tư nhân và tự do cạnh tranh.

Trường phái kinh tế chính trị tiểu tư sản sử dụng phương pháp luận duy tâm, siêu hình; thể hiện ở chỗ: Họ cắt rời các quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội vì mục đích bảo vệ nền sản xuất nhỏ và bảo vệ những người sản xuất nhỏ độc lập. Thể hiện tính không triệt để cả trong nhận thức các phạm trù kinh tế và trong biện pháp cải tạo xã hội được đưa ra.

b. Một số đại biểu điển hình

* Sismondi (1773 – 1842)

Ông là người Pháp gốc Thuỵ Sỹ, xuất thân từ gia đình quý tộc, tốt nghiệp đại học, ông làm việc cho một ngân hàng ở Lion của Pháp. Từ năm 1800, ông bắt đầu nghiên cứu khoa học. Những tác phẩm chủ yếu của ông là: "Bức tranh nông nghiệp ở Tôxcan" (1801); "Bàn về tài sản thương nghiệp" (1803); "Những nguyên lý mới của khoa kinh tế chính trị học" (1819); "Lịch sử nước Pháp"; "Nghiên cứu về khoa kinh tế chính trị" (1837) .

Quan điểm kinh tế của ông được trình bày rõ nhất và đầy đủ nhất trong tác phẩm "Những nguyên lý mới của khoa kinh tế chính trị học". Điều này đưa ông trở thành người nổi tiếng khắp thế giới.

Sismondi quan tâm đến lĩnh vực phân phối nhiều hơn lĩnh vực sản xuất. Ông mơ ước muốn xây dựng một xã hội lý tưởng, ở đó có sự phân phối công bằng. Mặt khác ông đối lập với chủ nghĩa tư bản với chế độ gia trưởng và lý tưởng hóa nền sản xuất nhỏ, coi đó như "đóa hoa hồng".

* Dierre-Proudon (1809 – 1865)

Ông là người Pháp, xuất thân từ một gia đình thợ thủ công nghèo, hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông anh em; ông vừa phải tự làm việc, tự nâng cao học vấn của mình, ham thích nghiên cứu lý luận kinh tế. Ông đã từng làm việc trong một xí nghiệp vận tải ở Lion, sau đó chuyển sang làm cho công ty đường sắt, nhà in…

Năm 1837, ông xuất bản tác phẩm "Kinh nghiệm chung về văn phạm"; "Sở hữu là gì" (1840); "Triết học của sự khốn cùng" (1846)… Ông trở lên nổi tiếng là nhờ vào tác phẩm "Triết học của sự khốn cùng" xuất bản năm 1846. Trong tác phẩm này, ông đã trình bày hệ thống quan điểm kinh tế của mình, đồng thời cũng thể hiện rõ tư tưởng tiểu tư sản. Cũng như Sismondi, Proudon cũng có tư tưởng bảo vệ nền sản xuất nhỏ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 (Trang 53 - 55)