3. Bố cục luận án
2.1.1. Tỷgiá hối đoái và dao động tỷ giá hối đoái
2.1.1.1. Bản chất của tỷ giá hối đoái và phân loại tỷ giá hối đoái a. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Theo Frederic S. Mishkin (2010), giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác gọi là tỷ giá hối đoái.
Theo Ngân hàng Nhà nước (2010), tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
Cách diễn đạt về tỷ giá là có khác nhau, tuy nhiên từ các điểm chung nhất được thừa nhận rộng rãi ngày nay, tỷ giá được khái niệm: Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác (Nguyễn Văn Tiến, 2017). VD: USD/VND= 23.060/23.270
EUR/VND= 26.789/28.156 Nguồn: VCB (2020)
Hai vật chất chỉ có thể so sánh với nhau được nếu giữa chúng có những “tính chung” của vật chất. Khi so sánh, người ta so sánh những “tính chung” đó. Ví dụ so sánh hàm lượng vàng của hai tiền tệ với nhau gọi là ngang giá vàng (gold party). Hay nói cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng.
Trong chế độ bản vị hối đoái vàng dựa vào USD (USD gold exchange standard system) hay còn gọi là chế độ tiền tệ Bretton Woods (1944-1971), chế độ tiền tệ này quy định USD được tự do đổi ra vàng qua hàm lượng vàng của USD (0,888671 gam vàng/1 USD) và các tiền tệ của các nước thành viên không được đổi trực tiếp ra vàng qua hàm lượng vàng của các tiền tệ đó, nhưng được
đổi gián tiếp ra vàng thông qua việc đổi ra USD theo tỷ giá chính thức đối với USD. Tỷ giá chính thức tiền tệ của các nước thành viên được xác định dựa trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của tiền tệ các nước thành viên với hàm lượng vàng của USD.
Trong chế độ tiền tệ hậu Bretton Woods (1979- hiện nay), tiền tệ của tất cả các quốc gia đều không được đổi ra vàng thông qua hàm lượng vàng, hàm lượng vàng của tiền tệ không còn là “tính chung” của tiền tệ trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái.
Bất cứ tiền tệ của nước nào cũng phải hàm chứa trong nó “sức mua” của tiền tệ, chỉ có thể khác nhau là sức mua của các tiền tệ các quốc gia là không như nhau, cho nên, có thể coi “sức mua” của tiền tệ là một biểu hiện “tính chung” của tiền tệ trong thời đại tiền tệ không được tự do đổi ra vàng thông qua hàm lượng vàng. So sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng cách so sánh “sức mua” của hai tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ (Purchasing Power Parity- PPP)
Trong khuôn khổ của luận án, tỷ giá hối đoái được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ (phương pháp yết giá trực tiếp). Khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ lên giá, ngoại tệ giảm giá; Ngược lại, tỷ giá tăng đồng nghĩa với nội tệ giảm giá, ngoại tệ lên giá.
b. Phân loại tỷ giá theo mối quan hệ giữa các đồng tiền
Các phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong mục tiêu nghiên cứu khả năng cạnh tranh trong thương mại giữa các quốc gia. Mức tỷ giá giữa một đồng tiền với các đồng tiền khác là không giống nhau, vì thế trong quá trình tìm hiểu sức cạnh tranh về giá giữa hàng hoá dịch vụ của quốc gia A so với quốc gia B, C, D,…, thay vì sử dụng tỷ giá, các nhà nghiên cứu thường sử dụng chỉ số tỷ giá (quy về cùng một thời điểm gốc) để dễ so sánh. Các chỉ số tỷ giá bao gồm:
- Chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương (Nominal Bilateral Exchange Rate- NBER): Chỉ số này biểu thị sự thay đổi sức mua danh nghĩa của hai đồng
tiền, chưa tính đến sự biến động mức giá cả hàng hoá ở hai quốc gia. Chỉ tiêu này tăng hay giảm không có nghĩa là quốc gia đó trở nên cạnh tranh hay kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
- Chỉ số tỷ giá thực song phương (Real Bilateral Exchange Rate- RBER): là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa hai quốc gia. Chính vì vậy, chỉ số tỷ giá thực, cũng giống như tỷ giá thực, phản ánh mức giá của hàng hoá nội địa so với hàng hoá nước ngoài.
Khác với NBER, RBER không được tính toán hàng ngày mà là hàng tháng, do phải căn cứ vào chỉ số giá cả từng tháng.
- Chỉ số tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate- NEER): là chỉ số tỷ giá trung bình so với các đồng tiền còn lại (Nguyễn Văn Tiến, 2017). NEER được tính trên cơ sở bình quân có trọng số các tỷ giá danh nghĩa song phương của một đồng tiền so với các đồng tiền của các đối tác thương mại. Nhìn vào chỉ tiêu này có thể thấy được mức thay đổi tương đối giá giữa một đồng với đồng tiền của các đối tác so với thời điểm gốc. Tuy nhiên, NEER không phản ánh thay đổi mức giá cả tương đối giữa nước quan sát với các nước trong rổ tiền tệ. Ở những quốc gia mà cơ quan thực thi chính sách tiền tệ còn duy trì việc công bố tỷ giá chính thức, NEER là một chỉ tiêu thường xuyên được sử dụng để đánh giá tác động của chính sách tỷ giá tới diễn biến của cán cân vãng lai.
- Chỉ số tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate- REER): bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản sánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại. Chỉ số này được sử dụng phổ biến trong lý luận và nghiên cứu kinh tế học ứng dụng cũng như trong phân tích chính sách như đánh giá giá trị cân bằng của một đồng tiền; khả năng cạnh tranh về giá, chi phí; các tác động gây nên sự thay đổi cấu trúc thương mại của một quốc gia…Với quy ước về cách yết giá trực tiếp, khi chỉ số tỷ giá đa phương tăng, điều
đó có nghĩa là đồng nội tệ giảm giá thực tương đối so với đồng tiền của các đối tác thương mại, hàng hoá nội địa có khả năng cạnh tranh hơn so với hàng hoá nước ngoài, và ngược lại (Nguyễn Văn Tiến, 2017).
c. Phương pháp yết giá
- Yết giá trực tiếp: giá nội tệ của một đơn vị ngoại tệ
Theo đó ngoại tệ với vai trò là hàng hoá (Commodity Currency), là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định bằng 1. Nội tệ với vai trò tiền tệ (Terms Currency), là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên Forex.
Ví dụ: Tại NH VCB, Việt Nam: USD/VND = 23.270 - Yết giá gián tiếp: giá ngoại tệ của một đơn vị nội tệ
Theo đó nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và là bằng 1 đơn vị. Ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.
Ví dụ: Tại NH Standard Chartered, Anh: GBP/USD = 1,2130
d. Cơ chế tác động của tỷ giá đến nền kinh tế
- Cơ chế tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại
Khi tỷ giá hối đoái biến động thì sẽ tác động tới cán cân thương mại bằng việc xem xét tác động tới giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu hàng hoá.
+ Tác động tới giá trị xuất khẩu: Với các nhân tố khác không đổi thì khi tỷ giá tăng, làm cho giá hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu, khi đó:
i, Làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ
Do giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số
X=PX*QX (PX là hằng số, khi đó E tăng dẫn tới QX tăng khiến X tăng) Trong đó: PX: giá hàng hoá xuất khẩu tính bằng nội tệ
QX: khối lượng hàng hoá xuất khẩu X: giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ
tệ trên thị trường ngoại hối.
ii, Làm cho giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ có thể tăng hoặc giảm Do giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số:
X∗ =P
EX QX (PX là hằng số, khi đó E tăng dẫn tới QX tăng khiến X* tăng hoặc giảm). Trong đó: PX: giá hàng hoá xuất khẩu tính bằng nội tệ
QX: khối lượng hàng hoá xuất khẩu
E: tỷ giá hối đoái yết theo phương pháp trực tiếp X*: giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ
Khi tỷ giá tăng làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ X* sẽ:
- Tăng, nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu QX lớn hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E.
QX1/QX0 > 1
E1/E0
Trong đó: QX0: khối lượng xuất khẩu trước khi tỷ giá tăng QX1: khối lượng xuất khẩu sau khi tỷ giá tăng
E0: mức tỷ giá trước khi thay đổi E1: là mức tỷ giá sau khi thay đổi
Trường hợp khi tỷ giá tăng làm tăng giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ được gọi là “giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ co dãn với tỷ giá”
- Giảm, nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu QX thấp hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E
QX1/QX0 < 1
E1/E0
Trường hợp khi tỷ giá tăng làm giảm giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ được gọi là: giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ không co dãn với tỷ giá.
- Không thay đổi, nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu QX bằng tỷ lệ tăng tỷ giá E.
QX1/QX0 = 1
E1/E0
+ Tác động đến giá trị nhập khẩu: Giá trị nhập khẩu hàng hoá được tính bằng lấy khối lượng nhập khẩu nhân với đơn giá. Ta sẽ phân tích tác động của tỷ giá lên giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ và tính bằng ngoại tệ.
Với các nhân tố khác không đổi khi tỷ giá tăng làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng, làm hạn chế khối lượng nhập khẩu.
i, Làm giảm giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
Do giá trị nhập khẩu bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số:
M*=P* M. QM (P*M là hằng số, khi tỷ giá tăng dẫn đến QM giảm khi đó M* giảm) Trong đó: P*M: giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
QM: khối lượng hàng hoá nhập khẩu M*: giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
ii, Làm cho giá trị nhập khẩu bằng nội tệ có thể tăng hoặc giảm
M= P*M. E. QM (P*M là hằng số, khi tỷ giá tăng dẫn tới QM giảm khi đó M tăng hoặc giảm).
Trong đó: P*M: giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ QM: khối lượng hàng hoá nhập khẩu
E: tỷ giá hối đoái yết theo phương pháp trực tiếp M: giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ
Khi tỷ giá tăng làm cho khối lượng nhập khẩu giảm và giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ (M) sẽ:
+ Tăng, nếu tỷ lệ giảm khối lượng nhập khẩu QM nhỏ hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E.
QM1/QM0 < 1
E1/E0
Trong đó: QM0: khối lượng nhập khẩu trước khi tỷ giá tăng QM1: khối lượng nhập khẩu sau khi tỷ giá tăng E0: mức tỷ giá trước khi thay đổi
E1: mức tỷ giá sau khi thay đổi
M1 M0 = 1
E1/E0
Như vậy, khi tỷ giá tăng có thể làm cho cung nội tệ trên thị trường ngoại hối tăng lên hay giảm xuống, điều này phụ thuộc vào “tính co dãn của nhập khẩu tính bằng nội tệ đối với tỷ giá”. Hay tỷ giá tăng làm giảm giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ, nhưng không nhất thiết làm giảm giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ (Nguyễn Văn Tiến, 2017).
- Hiệu ứng tuyến J: hiệu ứng tuyến J giải thích tác động của việc phá giá nội tệ tác động đến cán cân thương mại. Cán cân thương mại được biểu thị bằng giá trị chứ không phải khối lượng của hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu thì cán cân thương mại thặng dư và ngược lại (Nguyễn Văn Tiến, 2017).
Cán cân thương mại tính bằng nội tệ như sau:
TB= PX. QX - E. P*M. QM (1) Trong đó:
PX: giá hàng hoá xuất khẩu tính bằng nội tệ, QX là khối lượng xuất khẩu P*M: giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ, QM là khối lượng nhập khẩu E: tỷ giá hối đoái yết theo phương pháp trực tiếp
Gọi giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ là X, ta có X=PX.QX; giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ là M, ta có: M=P*M.QM. Phương trình (1) được viết lại như sau:
TB= X-E.M Lấy đạo hàm hai vế phương trình ta được
dTB= dX-E.dM-M.dE Chia hai vế phương trình trên cho mức thay đổi tỷ giá dE:
dTB
=dX − E. dM − M. dE
dE dE dE dE
+ Hệ số co giãn xuất khẩu ηx: biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%.
η = dX⁄X suy ra dX = η . dE . X dE⁄E X X E
+ Hệ số co giãn nhập khẩu ηM: biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%.
ηM = suy ra dX = −ηM.dEE . M
Thay giá trị của dX và dM vào phương trình ta được
dTB = ηX. X + η .M−M dE E M <=> dTB = M.(η . X + η − 1) (2) dE E.M M X
Giả sử trạng thái ban đầu của cán cân thương mại là cân bằng, tức là TB=X-E.M=0 hayE.MX = 1
Phương trình (2) được viết lại như sau:
dTB
dE = M. (ηX. +ηM − 1)
Phương trình cho thấy: Nếu trạng thái ban đầu của cán cân thương mại là cân bằng, thì theo Marshall-Lerner phá giá nội tệ làm cho:
- Cải thiện cán cân thương mại,dTBdE>0, chỉ khi tổng số của “hệ số co giãn xuất khẩu” và “hệ số co giãn nhập khẩu” lớn hơn 1; nghĩa là chỉ chi: (ηX + ηM) > 1
- Thâm hụt cán cân thương mại, tứcdTB
dE < 0, khi (ηX + ηM)<1 - Cán cân thương mại không thay đổi khi (ηX + ηM) = 1
Như vậy có 3 khả năng xảy ra đối với cán cân thương mại sau khi phá giá nội tệ. Phá giá nội tệ tạo ra hiệu ứng tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế khối lượng nhập khẩu, song xét về mặt giá trị thì cán cân thương mại không nhất thiết phải được cải thiện. Phá giá tiền tệ tạo ra hiệu ứng lên giá cả và hiệu ứng lên khối lượng.
dE⁄E dM⁄M
Hiệu ứng khối lượng: Phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng QX tăng, khối lượng nhập khẩu giảm QM giảm do đó TB được cải thiện.
Hiệu ứng giá cả: Phá giá tức là E tăng làm cho giá cả hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng, E.P*M tăng dẫn tới TB bị xấu đi. + Đối với cán cân thương mại bằng ngoại tệ
TB*=P
EX . QX − PM∗. QM
Hiệu ứng khối lượng: giống như đối với TB tính bằng nội tệ.
Hiệu ứng giá cả: Phá giá tức là E tăng làm cho giá hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, tứcPEX giảm dẫn tới TB* giảm.
Hiệu ứng ròng của cán cân thương mại phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả.
Khả năng thứ 1: Tính trội của hiệu ứng giá cả. Điều này có nghĩa dù khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm cũng không đủ để bù đắp cho giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và tăng giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ. Kết quả là TB từ trạng thái cân bằng trở nên thâm hụt và tổng trị số:
(ηX + ηM)<1
Khả năng thứ 2: Tính trung hoà của hai hiệu ứng. Điều này có nghĩa là khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm vừa đủ để bù đắp cho giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và tăng giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ. Kết quả là trạng thái cân bằng của TB được duy trì và tổng trị số: (ηX + ηM)=1
Khả năng thứ 3: Tính trội của hiệu ứng khối lượng. Điều này có nghĩa là sau khi phá giá, khối lượng xuất khẩu tăng và lượng