Phân loại PLC

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ thuật logic khả trình PLC: Phần 1 (Trang 26 - 28)

PLC có rất nhiều chủng loại, do nhiều nhà sản xuất cung cấp. Một số được sản xuất và tích hợp hệ thống sử dụng PLC do chính họ chế tạo, nó là một thành phần cấu thành hệ thống và được sử dụng trong phạm vi hẹp. Một số nhà sản xuất cung cấp PLC như là một sản phẩm đa dụng cho người thiết kế và tích hợp hệ thống. Nhà sản xuất cung cấp thiết bị, phần mềm, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo để người sử dụng có điều kiện ứng dụng các sản phẩm này vào hệ thống của mình. Một số hãng sản xuất PLC điển hình là Siemens (Đức), Allen-Bradley, GE-Funuc (Mỹ), OMRON, Mitsubishi, Toshiba (Nhật)… Do PLC được sử dụng rộng rãi, từ các bài toán đơn giản đến phức tạp, nên PLC được chế tạo dưới nhiều loại khác nhau phù hợp với từng yêu cầu thực tế.

Hình 1.12. Phân loại PLC theo số lƣợng đầu I/O

Đ ộ ph ức t ạp và giá thà nh Số lượng I/O

Hình 1.12 minh họa một cách phân loại PLC, không có ranh giới cụ thể giữa hai loại gần nhau nhưng cách phân loại này thực tế lại rất hợp lý. Theo đó, PLC được chia ra làm năm loại là PLC siêu nhỏ (micro), nhỏ (small), vừa (medium), lớn (large) và rất lớn (very large).

 PLC loại siêu nhỏ: dùng cho các ứng dụng lên đến 32 thiết bị I/O .

 PLC loại nhỏ: dùng cho các ứng dụng có từ 32 đến 128 thiết bị I/O.

 PLC loại vừa: dùng cho các ứng dụng có từ 64 đến 1024 thiết bị I/O.

 PLC loại lớn: dùng cho các ứng dụng có từ 512 đến 4096 thiết bị I/O.

 PLC loại vừa: dùng cho các ứng dụng có từ 2048 đến 8192 thiết bị I/O.

A, B, C trong hình 1.12 là các vùng bị chồng chéo nhau, nó phản ánh tính kế thừa và làm tăng khả năng lựa chọn khi sử dụng PLC.

Việc phân loại sản phẩm có thể dựa theo rất nhiều tiêu chí, với mỗi tiêu chí khác nhau thì lại có cách phân loại khác nhau. Để tăng tính đơn giản cho người sử dụng, hiện nay người ta thường phân PLC làm ba loại là nhỏ, vừa và lớn.

Phân loại PLC dựa trên khả năng (tốc độ xử lý, dung lượng bộ nhớ, số lượng đầu I/O) được chia thành các loại là nhỏ, vừa và lớn.

 PLC loại nhỏ có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng hãng (small,

micro), có dung lượng bộ nhớ dưới 2Kbyte, quản lý số điểm I/O dưới 128, được sử dụng trong các ứng dụng đơn giản, yêu cầu ít điểm I/O.

 PLC loại vừa (medium) có bộ nhớ lên đến 32Kbyte, quản lý số điểm vào ra

lên đến 2048. Cấu hình của hệ có thể sử dụng các module I/O, thực hiện điều khiển quá trình và xử lý thông tin.

 PLC loại lớn (large) là thiết bị phức tạp nhất, có bộ nhớ lên đến 2Mbyte và

16000 điểm I/O. PLC loại này có ứng dụng không hạn chế, từ điều khiển một quá trình công nghệ đếm điều khiển một phân xưởng, nhà máy.

Dựa vào khả năng và kiểu dáng chế tạo thì PLC được phân loại thành PLC cỡ nhỏ, vừa và lớn.

 Các PLC cỡ nhỏ thường được chế tạo ở dạng cố định (compact, fixed). Với

loại này, nguồn cung cấp, CPU và một số điểm I/O được chế tạo trên cùng một khối không thể tách rời. Ưu điểm của PLC loại này là giá thành thấp, nhỏ gọn, thích hợp cho các ứng dụng nhỏ. Số các điểm I/O trên PLC theo tỉ lệ 3:2 (3 vào, 2 ra). Khi cần thiết có thể sử dụng các module mở rộng (nhưng ít được sử dụng). Nhược điểm chính là tính mềm dẻo không cao, tốc độ xử lý chậm, bộ nhớ nhỏ, hạn chế số điểm I/O.

 Các PLC loại vừa và lớn được chế tạo ở dạng các module riêng biệt, có thể

tháo lắp dễ dàng (modular). Các module cơ bản là nguồn, CPU, điểm I/O… Đây là cấu trúc tiêu chuẩn của PLC, đảm bảo cho PLC được sử dụng một cách mềm dẻo và người sử dụng có nhiều cơ hội lựa chọn cho cấu hình của mình. Các module được lắp vào các khe cắm (slot) trên bảng mạch bus.

Ứng dụng của PLC được chia thành ba nhóm chính là đơn nhiệm (single), đa nhiệm (multitask) và quản lý điều khiển (control manegment).

 Ứng dụng đơn nhiệm: chỉ sử dụng một PLC để điều khiển một quá trình kỹ

thuật. Đó là một khối điều khiển độc lập, không có trao đổi thông tin với máy tính hoặc các PLC khác. Cấu hình của hệ có thể dùng PLC loại nhỏ, vừa hoặc lớn.

 Ứng dụng đa nhiệm: thường sử dụng PLC cỡ vừa để điều khiển một công

đoạn của dây chuyền sản xuất hoặc điều khiển một vài quá trình kỹ thuật với số lượng điểm I/O thích hợp.

 Ứng dụng quản lý điều khiển: sử dụng PLC để điều khiển một số quá trình

kỹ thuật khác nhau. PLC được sử dụng thường là cỡ lớn, với cấu hình của hệ là một mạng LAN điều khiển thống nhất, có sự trao đổi dữ liệu và thông tin giữa các thành phần của hệ. Trong đó, PLC đóng vai trò là bộ điều khiển, quản lý toàn bộ hoạt động của hệ là trạm chủ (master). Các PLC khác là các bộ điều khiển, đồng thời là thiết bị thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý và theo dõi hệ thống trạm tớ (slave).

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ thuật logic khả trình PLC: Phần 1 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)