LC T1 //Đọc giá trị đếm tức thời CV <=I JC Xanh L W#16#1350 //Đèn vàng >I JC Vang S Q4.0 //Bật đèn đỏ, tắt đèn xanh và vàng R Q4.1 R Q4.2 BEU Xanh: S Q4.2 //Bật đèn xanh, tắt đèn đỏ và vàng R Q4.0 R Q4.1 Vang: S Q4.1 // Bật đèn vàng, tắt đèn xanh và đỏ R Q4.0 R Q4.2
4.4.3. Ứng dụng trong điều khiển
Điều khiển là lĩnh vực PLC được sử dụng rộng rãi nhất. Tuỳ theo yêu cầu của bài toán mà người sử dụng lựa chọn các PLC có cấu hình phù hợp.
Ví dụ 1: Xây dựng hệ thống tháo/rót nhiên liệu với các yêu cầu sau: + Nhấn nút START, sau 10 giây thì van cấp mở nhiên liệu vào thùng
+ Sau 2 phút nếu nhiên liệu trong thùng không vượt quá mức dưới thì dừng cấp và thông báo lỗi ra bên ngoài
+ Khi nhiên liệu vượt qua mức dưới thì động cơ khuấy bắt đầu hoạt động
+ Khi nhiên liệu vượt quá mức trên thì đóng van, sau 10 giây dừng động cơ khuấy + Nhấn nút START lần nữa, van xả mở và tháo nhiên liệu. Khi nhiên liệu xuống dưới mức thấp thì van xả đóng.
+ Thực hiện chu trình trên 4 lần thì đèn END báo sáng và kết thúc quá trình. Giải:
Hình 4.26. Mô hình hệ thống tháo/rót nhiên liệu
* Lưu đồ thuật toán như hình 4.27.
Hình 4.27. Lƣu đồ thuật toán
* Giản đồ thời gian như hình 4.28. Giản đồ này thể hiện 1 chu trình, các chu trình sau lặp lại tương tự, sau mỗi chu trình thì Counter C1 sẽ đếm lùi từ 3, khi nào Counter C1 đếm tới 0, tức là đã thực hiện được 4 chu trình thì đèn báo END được bật lên và kết thúc quá trình, thoát khỏi hệ thống.
Hình 4.28. Giản đồ thời gian của hệ thống tháo rót nhiên liệu
Trong đó:
Start: I1.0 (ấn Start lần 1 là ở mức 1, ấn Start lần nữa là trở về mức 0).
Sensor trên (sensor1): I0.1. Sensor dưới (sensor2): I0.2. Van cấp: Q1.0.
Động cơ khuấy (ĐCK): Q1.1. Van xả: Q1.2.
Đèn báo: Q1.3.
Chuông báo lỗi: Q1.4
* Chương trình điều khiển viết bằng ngôn ngữ LAD
Network1: // Start – Mở van cấp sau khi có sườn lên của I1.0 được 10s
A I1.0
FP M1.0 //Khi có sườn lên của I1.0(ấn Start)
R Q1.0 // Đóng van cấp
R Q1.1 // Tắt ĐC khuấy
R Q1.2 // Đóng van xả