H = Giá kế hoạch một ca máy Giá kế hoạch một ca máy thấp nhất
9.2.1. Đặc điểm kinh doanh thương mạ
Doanh nghiệp thương mại là tổ chức trung gian mua hàng hoá của người cung cấp để bán lại cho các tổ chức cá nhân tiêu dùng với mục đích kiếm lời. Thông qua hoạt động mua, bán doanh nghiệp thương mại góp phần điều hoà quan hệ cung cầu trên thị trường. Xuất phát từ nhu cầu về bán hàng hoá mà doanh nghiệp thương mại thực hiện việc mua hàng. Thông qua khâu bán hàng, hàng hoá được thực hiện và sản phẩm của doanh nghiệp được hình thành đó là giá trị gia tăng của hàng hoá hiện hữu. Đứng trên góc độ trung gian, thực hiện mua và bán, doanh nghiệp có chức năng sau đây:
- Chức năng dự trữ hàng hoá:
Để đảm bảo việc bán hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đảm bảo khắc phục những sai lệch về không gian, thời gian giữa người sản xuất và tiêu dùng, đòi hỏi các công ty phải thực hiện dự trữ ở các khâu khác nhau của kênh phân phối. Do có sự khác nhau giữa các mặt hàng sản xuất và mặt hàng thương mại để đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng đòi hỏi các mặt hàng từ những người sản xuất khác nhau để tạo nên mặt hàng đồng bộ theo yêu cầu của thị trường.
Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng, đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại phải giữ gìn tới mức tối đa giá trị sử dụng của hàng hoá đồng thời phân loại và chỉnh lý hàng hoá. Để đáp ứng nhu cầu thị trường hay để bán được hàng hoá, công ty thương mại phải nghiên cứu, xúc tiến, đa dạng hoá mặt hàng và đổi mới mặt hàng, cải tiến mặt hàng, từ đó thực hiện mặt hàng mới tung ra thị trường.
- Chức năng tiêu thụ: Trong công ty thương mại, tiêu thụ là chức năng quan
trọng nhất. Nó đòi hỏi doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tiếp thị, xúc tiến thực hiện các dịch vụ hợp lý để có thể bán được hàng hoá. Và khi bán được hàng hoá thì doanh nghiệp mới tạo ra được sản phẩm của mình đó là giá trị gia tăng của sản phẩm hiện hữu. Thông qua cung ứng chào hàng, thông tin tuyên truyền, các hoạt động xúc tiến mà doanh nghiệp giúp người tiêu dùng tham gia vào quá trình quản lý hoạt động xã hội, thực hiện lưu thông hàng hoá.
- Các mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
Như chúng ta đã biết, đối với doanh nghiệp thương mại, các mối quan hệ trong kinh doanh là rất quan trọng, chính nhờ nó mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông suốt và nhịp nhàng. Mối quan hệ chủ yếu của doanh nghiệp là mua và bán hàng hoá vì thế quan hệ là quan hệ giữa người cung cấp và khách hàng.
- Quan hệ với khách hàng: Để có mối quan hệ bền vững, doanh nghiệp thương
mại có thể áp dụng các phương pháp sau: + Hướng đến lợi ích sản phẩm. + Cam kết cao với khách hàng. + Chất lượng hàng hoá là trên hết.
- Quan hệ với người cung cấp: Đối với doanh nghiệp thương mại người cung
cấp là nguồn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp. Có 3 loại người cung cấp là:
+ Người cung cấp hàng hoá.
+ Người cung cấp dịch vụ tài chính. + Người cung cấp lao động
Nhưng ở đây ta chỉ quan tâm tới quan hệ doanh nghiệp và nhà cung cấp hàng hoá vì nó ảnh hưởng trực tiếp mua hàng hoá phục vụ nhu cầu cần bán của doanh nghiệp. Ở đây doanh nghiệp thương mại là người mua, việc cung cấp sản phẩm hàng hoá của nhà cung cấp đòi hỏi đủ số lượng, kịp về thời gian đảm bảo chất lượng, ổn định giá cả để phục vụ nhu cầu của bán hàng hoá của doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp thương mại phải xây dựng quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp hàng hoá để có thể đảm bảo hàng phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Ngoài hai mối quan hệ trên, doanh nghiệp thương mại còn có mối quan hệ tới các hãng cạnh tranh, Nhà nước và với các công ty trong Bộ thương mại. Mối quan hệ này được thiết lập chặt chẽ, đảm bảo cho hoạt động bán hàng đạt hiệu quả cao