Sự biến đổi văn hóa ứng xử trong làng nghề

Một phần của tài liệu 12_Nguyenthithuphuong (Trang 56 - 58)

(Nguồn: Ban thống kê xã Phú Túc, 2016)

2.2.2.3. Sự biến đổi văn hóa ứng xử trong làng nghề

Nếu như trước đây ở Phú Túc việc giữ gìn bí quyết và truyền nghề chủ yếu được bảo lưu trong gia đình thì hiện nay phương thức truyền nghề tương đối mở hơn. Phương thức truyền nghề cha truyền con nối trước đây chỉ truyền cho con cháu, người trong gia đình hoặc trong cùng phường nghề, nếu như người ngoài muốn học trước tiên phải được sự đồng ý của trùm nghề, rồi nộp học phí, bái sư phụ, phải học từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Hiện nay, tất cả các thành

viên trong gia đình ai muốn học nghề đều được truyền dạy không phân biết nam nữ, dâu rể, những ai muốn học nghề đều được truyền dạy bài bản.

Nghề mây tre đan vốn là một nghề đơn giản, nên ở Phú Túc từ trẻ nhỏ đến người già đều có thể học được. Tuy nhiên, mỗi cơ sở sản xuất lại có một thế mạnh, một thị trường tiêu thụ riêng, nên việc giữ gìn mẫu mã cũng như bí mật về kiểu dáng màu sắc đến khi sản phẩm được bàn giao lại rất nghiêm ngặt.

Về Phú Túc, bạn sẽ bắt gặp những hộ gia đình chỉ chuyên làm các công đoạn đơn giản như đan, vót… ngược lại có những gia đình có xưởng riêng, có nhà thiết kế, có xưởng may gia cố thêm sản phẩm để đảm bảo sản phẩm được bán ra thị trường vừa thời trang, vừa đẹp, bền... đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Quan niệm về trình độ học vấn của người thợ mây tre đan ở Phú Túc

Trước đây nếu chỉ dựa vào nông nghiệp thì người nông dân Phú Túc chỉ có thể đủ ăn, có khi còn thiếu đói và không phải ngẫu nhiên mà dân gian xưa có câu “Có thực mới vực được đạo”, gia đình không khá giả không đủ ăn thì không thể cho con cái học hành đến nới đến chốn. Trong thời kỳ bao cấp, nghề mây tre đan Phú Túc tập trung vào làm nghề, số người đi học và số người có bằng cấp trong làng còn hạn chế, còn hiện nay phần lớn con em trong làng đều học hết cấp 3, từ những năm 1990, những người có tâm huyết với quê hương, với sự nghiệp học hành của con mình với sự sống còn và phát triển của nghề, đã sớm nhận thức được vai trò vị trí của công tác khuyến học. Họ cùng nhau vận động chăm lo việc học cho con em mình.

-Quan hệ gia đình: Mỗi con người sinh ra đều có một vị trí quan trọng trong

xã hội từ gia đình, dòng họ, làng xóm đến đất nước. Gia đình là đơn vị nhỏ nhất của xã hội, ở đây hình thành nên phẩm chất, tri thức, tín ngưỡng của mỗi cá nhân.

Vì vậy, khi xem xét sự biến đổi cơ cấu tổ chức nghề ở Phú Túc, vấn đề gia đình, dòng họ của thợ thủ công là vấn đề không thể thiếu. Đặc trưng của gia đình trong làng chịu ảnh hưởng nét tư tưởng nho giáo, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị kinh tế. Các thành viên trong gia đình cùng có chung một cơ sở kinh tế, có chung sở hữu đối với tài sản dùng trong sinh hoạt và đối với tư liệu sản xuất (công cụ, đất đai, nhà xưởng…). Lao động trong phạm vi gia đình với mục đích không phải để lấy tiền công mà là để đóng góp một phần của mình vào sản lượng chung của cả gia đình. Mỗi thành viên đều có trách nhiệm với gia đình, thành quả lao động chính là tổng thu nhập. Điểm khác biệt là sản phẩm của gia đình ở Phú Túc làm ra không phải lúa gạo, mà là sản phẩm mây tre, sản phẩm này sẽ được bán ra thị trường, đem lại lợi nhuận nhất định thì mới có được thành quả lao động của cả gia đình.

Trong gia đình người thợ thủ công ở Phú Túc hầu hết công việc do hai vợ chồng bàn bạc quyết định, chỉ trừ công việc liên quan đến sửa sang phần mộ tổ tiên là do chủ gia đình quyết định, điều này cho thấy xu hướng bình quyền giữa vợ chồng ngày càng rõ rệt. Mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình cũng thay đổi, sự độc lập kinh tế dẫn đến quyền giám sát của thế hệ trước có xu hướng giảm đi.

- Quan hệ làng xóm: Trong cuộc sống của người dân Phú Túc, ngoài mối

quan hệ gia đình và họ hàng còn mối quan hệ xóm giềng là mối quan hệ xã hội mang tính truyền thống của người Việt. Trong thời phong kiến, mỗi con người sinh ra đều bị ràng buộc bởi các mối quan hệ dòng họ, hướng ước…Thời kỳ bao cấp mối quan hệ này có phần mờ nhạt.

Một phần của tài liệu 12_Nguyenthithuphuong (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w