Giới thiệu chung về làng nghề truyền thống Ninh Bình

Một phần của tài liệu 57_TranThiKimCuc_VH1003 (Trang 27 - 29)

Ninh Bình được biết đến không chỉ bởi những khu di tích lịch sử như: đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Thái Vi; những khu danh lam thắng cảnh như: Tam Cốc- Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch sinh thái Tràng An. Mà du khách còn biết đến các làng nghề thủ công truyền thống như: thêu ren

Văn Lâm- Ninh Hải, chiếu cói Kim Sơn…Ninh Bình không nhiều làng nghề thủ công truyền thống như Hà Nội, Bắc Ninh nhưng mỗi làng nghề ở tỉnh mang một nét riêng. Hiện tỉnh có 60 làng nghề, mỗi làng lại sản xuất một mặt hàng thủ công riêng biệt có tính đơn nhất, độc đáo không thể trộn lẫn. Mỗi làng nghề không chỉ là một đơn vị kinh tế mà còn lưu giữ những di sản văn hóa truyền thống như lễ hội, đền chùa. Các sản phẩm giàu chất văn hóa đất việt có giá trị nghệ thuật cao. Tiêu biểu như:

- Làng thêu ren Văn Lâm- Ninh Hải: Có lịch sử hình thành cách đây hơn 700 năm tổ nghề là bà Trần Thị Dung - vợ thái sư Trần Thủ Độ đã truyền cho người dân Văn Lâm, các sản phẩm của làng độc đáo và đa dạng như: tranh phong cảnh, ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn trải bàn,… với màu sắc tự nhiên. Công nghệ thủ công cổ truyền được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ.

- Làng chạm khắc đá Ninh Vân: Có nghề chạm khắc đá từ lâu đời, vị tổ của làng nghề là cụ Hoàng Sùng. Từ những phiến đá, qua bàn tay khéo léo người thợ thủ công có thể khắc chạm vào đá để trang trí tạo nên những bức phù điêu, chậu cảnh, tượng thờ, tứ linh, lư hương, cột trụ.

- Làng chế tác mỹ nghệ chiếu cói Kim Sơn: Làng gắn liền với lịch sử công cuộc khẩn hoang xưa kia do cụ Nguyễn Công Trứ lập ra. Từ những cây cói người thợ thủ công đã tạo ra các sản phẩm như: chiếu, dép, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, mũ, túi xách. Sản phẩm ở Kim Sơn nhất là sản phẩm chiếu cói rất bền, đẹp, khó có nơi nào sánh nổi.

- Làng nghề mộc Phúc Lộc: làng nghề chuyên làm các sản phẩm từ gỗ. sản phẩm ở đây rất phong phú và thông dụng, đảm bảo chất lượng. nơi đây cũng có nhiều nghệ nhân lão luyện tay nghề tạo tác ra những sản phẩm sang trọng, quý giá như tủ chè, sập gụ chân quỳ dạ cá, chạm trổ hoa văn tinh xảo tuyệt đẹp, hoặc tạc tượng chế tác sản phẩm phục vụ tế lễ, kiến thiết đền chùa, nhà thờ và những công trình kiến trúc đặc sắc.

Một phần của tài liệu 57_TranThiKimCuc_VH1003 (Trang 27 - 29)