Đánh giá các tác động tích cực của chương trình phân loại rác tại nguồn

Một phần của tài liệu DE AN PHAN LOAI RAC TAI NGUON QUAN CAM LE new (Trang 32 - 34)

2. Cơ sở pháp lý thực hiện đề án

4.2.Đánh giá các tác động tích cực của chương trình phân loại rác tại nguồn

tại nguồn (PLRTN)

Chương trình PLRTN đem đến nhiều tác động tích cực đến môi trường sống và các điều kiện kinh tế, xã hội của người dân, cụ thể như sau:

- Làm sạch môi trường sống: tại hộ gia đình, trong quá trình vận chuyển, tại bãi chôn lấp và tại các nhà máy chế biến.

- Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề rác thải nói riêng và vấn đề môi trường nói chung.

- Chủ động trong toàn bộ hệ thống quản lý CTR của quận và của thành phố. - Giảm chi phí cho công tác quản lý CTR

- Tái sử dụng triệt để nguồn chất thải có khả năng tái sử dụng đồng thời giảm thiểu mức độ ô nhiễm ở các trạm phân loại và các nhà máy tái chế.

- Giảm diện tích chôn lấp.

- Giảm lượng khí metan gây “hiệu ứng nhà kính” và các loại khí tại bãi chôn lấp khác gây ô nhiễm môi trưởng do sản phẩm của quá trình phân hỉu các chất hữu cơ.

- Giảm lưu lượng và nồng độ của nước rỉ rác.

4.2.1 Lợi ích môi trường

Tại nguồn phát sinh: khi thực hiện chương trình PLRTN, rác từ các hộ gia đình sẽ được phân loại và được chứa trong các thùng chứa rác đúng quy cách, đặc biệt đối với rác hữu cơ, hạn chế tối thiểu khả năng phát tán ô nhiễm (nước rò rỉ, mùi hôi, ruồi nhặng…)

Trong quá trình vận chuyển: rác được phân loại và thu gom riêng, các công nhận vệ sinh trong quá trình thu gom không còn thời gian thu lượm rác tái chế nên thời gian của một tuyến thu gom sẽ nhanh hơn và hạn chế được các vấn đề về môi trường, mỹ quan đô thị.

Tại các nhà máy, cơ sở tái chế: rác tái chế không còn bị nhiễm bẩn bởi các thành phần hữu cơ phân hủy nên đã giảm thiểu một lượng nước đáng kể dùng để rửa nguyên liệu, mùi hôi giảm hẳn.

Tại bãi chôn lấp: lượng chất thải giảm, công nghệ chôn lấp thay đổi, chất hữu cơ được chôn riêng nên thành phần nước rò rỉ thay đổi, ít bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại.

4.2.2 Lợi ích xã hội

 Nhận thức của người dân:

Một trong những vấn đề nan giải, quyết định sự thành công của chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình là sự tham gia của người dân. Với thói quen đổ chung rác đã có từ lâu đời và nhận thức không cao về công tác bảo vệ môi trường, việc thực hiện chương trình này chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn thực hiện và cần có thời gian dài để có thể triển khai trên phạm vi toàn địa bàn quận.

Bên cạnh những lợi ích kinh tế có thể quy đổi thành tiền, chương trình phân loại rác đô thị tại nguồn còn mang lại những lợi ích to lớn khác mà chúng ta hoàn toàn không thể quy đổi thành tiền cũng như không thể nhìn thấy một cách cụ thể được. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong chương trình này trước tiên sẽ nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, khi đã phân loại tại nguồn, chất thải rắn tại các bãi chôn lấp, các điểm tập trung sẽ không còn các thành phần có thể nhặt lại để bán phế liệu nên sẽ giảm hoặc nhưng hẳn hoạt động của người dân nhặt rác với một số lượng lớn, nhờ đó giảm được các bệnh tật do rác thải gây ra đối với những người nhặt rác này.

Chương trình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn

Cũng như nhiều quốc gia và đô thị khác trên thế giới, Việt Nam và thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Cẩm Lệ nói riêng đang phải chi trả những khoảng tiền lớn cho công tác quản lý đô thị, trong đó có quản lý chất thải rắn. Số tiền này ngày càng tăng và tỉ lệ thuận với tốc độ đô thị hóa. Với chương trình phân loại rác tại nguồn, hệ thống quản lý CTR được tách ra thành các thành phần rõ ràng hơn, đặc biệt lợi ích kinh tế của các thành phần tăng rõ rệt. Bên cạnh đó, khi nhận thức của người dân được nâng cao, họ sẽ tự giác hơn trong công tác đóng góp phí thu gom và xử lý CTR, giảm gánh nặng cho ngân sách của Quận cũng như của thành phố. Hơn nữa muốn chương trình này hoàn thành, Nhà nước phải ban hành lại các quy định và chính sách trong công tác quản lý, phí thu gom, chế độ thưởng phạt…giúp cho việc thực thi pháp luật chặt chẽ hơn, nâng cao lòng tin của người dân.

Tính kinh tế từ phế liệu có khả năng tái sử dụng, tái sinh và tái chế: Chất thải rắn đô thị bao gồm 14 – 16 thành phần riêng biệt, trong đó có khoảng 10 – 12 thành phần có khả năng tái sinh với giá trị kinh tế và môi trường cao. Với khối lượng rác thải đô thị phát sinh hằng ngày của Quận khoảng 70 tấn/ngày.đêm , tương đương với mức trung bình 0,6 – 0,7 kg/người/ngày, trong đó lượng chất thải thực phẩm chiếm khoảng 74%, còn lại khoảng 26% lượng CTR có khả năng tái sinh.

Tính kinh tế từ việc tiết kiệm diện tích bãi chôn lấp nhờ giảm khối lượng chất thải chôn lấp, chôn lấp riêng chất thải thực phẩm dễ phân hủy.

Tính kinh tế từ việc tái sử dụng rác thực phẩm làm phân compost và vật liệu che phủ: bằng cách chôn lấp riêng rác thực phẩm, sản phẩm tạo thành sau quá trình phân hủy kỵ khí (do ủ trong hố chôn lấp) có thể sử dụng làm chất cải tạo đất (mùn) hoặc làm vật liệu che phủ hàng ngày ở bãi chôn lấp không có sẵn đất.

Tính kinh tế từ việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Phân loại CTR tại nguồn mang lại các lợi ích thiết thực đối với việc tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó đáng kể nhất là tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên dùng sản xuất nguyên liệu, tiết kiệm tài nguyên nước, tài nguyên năng lượng…

Tính kinh tế từ việc xử lý nước rò rỉ: vấn đề nan giải nhất của công tác vận hành và quản lý các bãi chôn lấp là xử lý nước rò rỉ, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ rất cao, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, cả nguồn nước mặt, nước ngầm, đất và đặc biệt là môi trường không khí do mùi hôi thối sinh ra từ nước rò rỉ. Thực tế cho thấy khi chưa tìm ra phương pháp thích hợp để xử lý triệt để nước rò rỉ, làm giảm giá thành xử lý, thì rác vẫn cứ phải chôn lấp, nước rò rỉ vẫn cứ tiếp tục sinh ra và các khó khăn vẫn phài tìm công nghệ tích hợp để giải quyết. Vì vậy, nếu giảm lượng chất thải rắn sinh hoạt đổ lên các bãi chôn lấp, chi phí xử lý nước rò rỉ sẽ giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu DE AN PHAN LOAI RAC TAI NGUON QUAN CAM LE new (Trang 32 - 34)