Các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty

Một phần của tài liệu 00050008113 (Trang 63 - 65)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty

3.2.3.1. Khách quan

- Biến động về giá cả trên thị trường: Trong thời gian vừa qua, trong số các ngành chủ chốt của nền kinh tế, ngành xây dựng được xếp vào một trong những ngành bị ảnh hưởng lớn nhất trong năm do sự cắt giảm đầu tư công, giá nguyên vật liệu tăng và thị trường bất động sản trầm lắng. Các tác động của nền kinh tế làm Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Hà cũng không thoát hỏi tình trạng giảm sút cơ hội kinh doanh, khan hiếm về vốn và tăng nguy cơ bị chiếm dụng vốn do các công trình thanh toán chậm.

- Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2013 đến 2015. Trong thời kỳ từ năm 2013 đến 2015 lãi suất trên thị trường có nhiều biến động nên đã ảnh hưởng tới chi phí vốn của doanh nghiệp và khả năng huy động vốn của doanh

nghiệp. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng tài sản của công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Hà.

- Môi trường kinh tế, pháp lý: Hệ thống pháp lý cho ngành xây dựng chưa ổn định có sự thay đổi liên tục làm ảnh hưởng tới chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh Thương mại và Xây dựng Sơn Hà nói riêng. Nhiều chính sách chủ trương của nhà nước liên tục được ban hành và điều chỉnh.

- Thương mại quốc tế và hội nhập: Khi Việt Nam hội nhập, mới đây là TTP thì ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có cơ sở vật chất hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu có kỹ năng tay nghề nên đã khiến cho các tập đoàn cơ khí, xây dựng trong nước phải cạnh tranh gay gắt .

3.2.3.2. Chủ quan

- Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân:

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Hà mới thành lập được 6 năm vì vậy cán bộ lãnh đạo và tay nghề của công nhân đều được đào tạo và nâng cao nghiệp vụ hàng năm. Công ty dần khẳng định thương hiệu về chất lượng sản phẩm được tạo ra bởi các công nhân kỹ thuật bậc cao và các chuyên viên kỹ thuật dày dạn kinh nghiệm. Góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng tài sản. Tuy nhiên, ngoài các cán bộ nhân viên chủ chốt tay nghề ổn định thì Công ty có một bộ phận nhân viên thuê ngoài lưu động theo từng dự án, công trình có tay nghề chưa cao, không đồng đều cũng như khó kiểm soát được trình độ chuyên môm nên một phần nào đó điều này cũng ảnh hưởng không tốt tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Tình hình tổ chức sản xuất - kinh doanh: tình hình sản xuất và kinh

doanh của công ty trong những năm vừa qua vẫn ổn định, do đó hiệu quả sử dụng tài sản có biến động qua các năm nhưng nhìn chung vẫn tốt .

- Đặc điểm ngành nghề sản xuất – kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh

của Công ty là Thương mại và Xây dựng. Cả hai ngành nghề trên trong thời gian vừa qua đều bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và tình hình khó khăn trong nước. Công ty cần có giải pháp để vượt qua khó khăn và tạo tiền đề bứt phá.

- Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp: Công ty chưa xây dựng

và thành lập bộ phận quản lý tài sản riêng. Các nghiệp vụ quản lý tài sản được giao cho các bộ phận có liên quan như phòng kế toán, phòng thiết bị, phòng kế hoạch,... Chưa có bộ phận tổng hợp nên còn một số hạn chế nhất định.

- Công tác thẩm định dự án: Công ty có nhiều công trình dự án, được

triển khai liên tục và gối đầu. Công tác thẩm định và quản lý dự án được thực hiện đối với mỗi dự án nhưng hiệu quả chưa cao, chưa có bộ phận chuyên môn về công tác thẩm định dự án mà chỉ gồm các cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm nhiều việc. Vì vậy có nhiều dự án việc lập dự toán, quyết toán chi phí chưa tốt,... gây thua lỗ và hiệu quả thấp.

-Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn: Hiện tại cơ cấu vốn của công ty

chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Vì vậy dòng tiền của công ty phải tốt, nếu không sẽ ảnh hưởng khi có biến động của thị trường hoặc biến động của lãi suất.

Một phần của tài liệu 00050008113 (Trang 63 - 65)