6. Kết cấu luận văn
1.3.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.3.2.1 Kế toán chi phí sản xuất.
* Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho: Phản ánh giá trị NVL xuất dùng phục vụ cho sản xuất sản phẩm trong kỳ. Phiếu xuất kho là chứng từ dùng làm căn cứ để tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất, chi phí vật liệu phụ phục vụ sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 lần dùng cho sản xuất.
- Phiếu nhập kho: Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ.
- Bảng thanh toán tiền lương: Phản ánh chi phí tiền lương theo từng bộ phận sản xuất.
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân viên phân xưởng theo từng phân xưởng, tổ sản xuất, mặt hàng.
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ: Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ là căn cứ xác định chi phí ngyuên liệu, vật liệu xuất kho thực tế dùng cho sản xuất, phục vu sản xuất, giá tri công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ là căn cứ để xác định mức khấu hao TSCĐ thực tế dùng phục vụ sản xuất của từng phân xưởng, tổ đội, mặt hàng.
- Ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ khác như: Hóa đơn GTGT, Phiếu chi, Giấy báo nợ...
* Tài khoản sử dụng
-Tài khoản Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu diện, kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ khác.
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thế hiện qua Sơ đồ 1.1.
-Tài khoản Chi phí nhân công trực tiếp.
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí tiền công, tiền lương, BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ của nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu diện, kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ khác.
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua Sơ đồ 1.2
-Tài khoản Chi phí sản xuất chung.
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường,...phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm: Lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất;
Kế toán chi phí sản xuất chung được thể hiện qua Sơ đồ 1.3
-Tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Chi phí sản xuất sau khi được kế toán riêng theo từng khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC cần được kết chuyển để kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Để phản ánh quá trình tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK “CPSXKD dở
dang”. TK này được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ... của các bộ phận sản xuất - kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả thuê ngoài gia công chế biến).
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất được khái quát qua Sơ đồ 1.4 * Sổ kế toán sử dụng:
Tùy thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng mà các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh trên các sổ tổng hợp và chi tiết cụ thể.
Hiện nay có 04 hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán sau: nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ, nhật ký chung, nhật ký sổ Cái. Cả 4 hình thức kế toán trên đều có sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Mỗi tài khoản kế toán tổng hợp được mở một sổ cái và mỗi tài khoản đó (TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, TK 631....) đều phản ánh các chỉ tiêu về chi phí sản xuất, cung cấp các chỉ tiêu, thông tin để lập báo cáo tài chính về chi phí sản xuất và tính giá thành. Ngoài ra còn có các sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất như sổ chi tiết TK 621, TK 622, TK 154,....
1.3.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang.
Trong các doanh nghiệp quá trình sản xuất thường diễn ra liên tục, xen kẽ lẫn nhau. Ở thời điểm cuối kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm) có thể có những sản phẩm đang nằm trên dây truyền công nghệ sản xuất, những sản phẩm đã hoàn thành ở một trong các giai đoạn công nghệ sản xuất chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến. Những sản phẩm đó gọi chung là sản phẩm dở.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất phải gia công chế biến tiếp thì mới thành thành phẩm. Để tính được giá thành cho sản phẩm đã sản xuất hoàn
thành, kế toán phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tỷ trọng của các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau:
* Đánh giá theo chi phí NVL chính hoặc NVL trực tiếp
Theo phương pháp này toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm chịu, giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm phần chi phí vật liệu chính xuất dùng để sản xuất sản phẩm.
Giá trị SPDD = Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng x Số lượng
cuối kỳ SPDD cuối kỳ
Số lượng SPHT + Số lượng SPDD cuối kỳ
Công thức 1.3
Phương pháp trên có ưu điểm là tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít, nhưng độ chính xác không cao vì chỉ tính vào sản phẩm dở dang khoản chi phí nguyên vật liệu chính. Do đó áp dụng phương pháp này trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ.
* Đánh giá theo sản lượng hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, kế toán dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí NVL chính phải được xác định theo số thực tế đã dùng.
+
phẩm dở dang trong sản phẩm dở dang trong sản phẩm dở dang
Công thức 1.4 Trong đó:
Giá trị NVL chính Toàn bộ chi phí NVL chính phát sinh Số lượng
trong SPDD = x
Số lượng SPHT + Số lượng SPDD cuối kỳ SPDD cuối kỳ
Chi phí chế biến Tổng chi phí chế biến sản phẩm Số lượng
= x SPHT tương
nằm trong SPDD Số lượng SPHT + Số lượng SPHT tương
đương đương
Số lượng SPHT tương đương là số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi theo mức độ hoàn thành (%).
Tổng chi phí chế biến sản xuất sản phẩm bao gồm: giá trị vật liệu phụ tiêu hao cho sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Phương pháp này có ưu điểm là kết quả có độ chính xác cao nhưng khối lượng tính toán nhiều, tốn thời gian vì phải kiểm kê sản phẩm dở dang về số lượng và mức độ hoàn thành của chúng. Phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm làm dở lớn, biến động nhiều và các khoản mục chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng ngang nhau trong tổng chi phí của một phân xưởng.
*Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hay kế hoạch
Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức hao phí sản xuất hợp lý và đã thực hiện phương pháp tính giá thành định mức. Ngoài ra, trên thực tế người ta còn áp dụng những phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm...
1.3.2.3 Tính giá thành sản phẩm.
a. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và các sồ liệu liên quan để tính tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm lao vụ đã hoàn thành theo đối tượng và khoản mục giá thành.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành mà lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp đối với từng đối tượng tính giá thành.
Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn) : phương pháp này áp dụng khi đối tượng tính giá thành tương ứng với đối tượng kế toán chi phí sản xuất, thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho tới khi hoàn thành sản phẩm; mặt hàng sản phẩm ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
Giá thành SP HThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ
Giá thành Sp = Tổng Giá thành SP HThành Số lượng sản phẩm hoàn thành
Công thức 1.6
Những DN sử dụng phương pháp này để tính giá thành thì công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng, sau khi đã tập hợp được chi phí phát sinh trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Phương pháp tổng cộng chi phí: phương pháp này sử dụng trong trường hợp một đối tượng tính giá thành liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí. Tức là với Công ty mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực
hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng. Khi đó:
Giá thành = Z1 + Z2 + … + Zn
Công thức 1.7
Về kĩ thuật tính giá thành áp dụng các phương pháp kĩ thuật sau :
Phương pháp theo đơn đặt hàng: phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đối với các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc. Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp...).
Giá thành sản phẩm chỉ tính khi đơn đặt hàng hoàn thành. Những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều coi là SPDD cuối kỳ. Những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng.
Phương pháp hệ số: phương pháp này áp dụng trong trường hợp một đối tượng kế toán chi phí tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành, thích hợp với những doanh nghiệp trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng mộ t thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương
pháp này, doanh nghiệp phải xác định được hệ số chi phí cho từng đối tượng tính giá thành hay từng sản phẩm. Sau đó, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm tiêu chuẩn, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm tiêu chuẩn và giá thành từng loại sản phẩm.
Tổng số sản phẩm n Số lượng của từng Hệ số quy đổi sản
= ∑ x phẩm từng loại
gốc đã quy đổi i =1 loại sản phẩm
Công thức 1.8
Giá thành đơn vị sản = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm phẩm tiêu chuẩn
Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn đã quy đổi
Công thức 1.9
Sau khi xác định được giá thành của sản phẩm quy đổi, kế toán xác định giá thành thực tế của các sản phẩm theo công thức sau:
Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi sản
sản phẩm từng loại x phẩm từng loại
sản phẩm tiêu chuẩn
Công thức 1.10 Phương pháp tỷ lệ: Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) để tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
Giá thành thực tế đơn Giá thành kế hoạch (hoặc định Tỷ lệ
vị sản phẩm từng loại = mức) đơn vị sản phẩm từng loại x chi phí
Công thức 1.11
Trong đó:
Tỷ lệ = Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm x 100
chi phí Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của tất cả sản phẩm
Công thức 1.12
chi phí tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành. Khi áp dụng phương pháp tỷ lệ chi phí, Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm sẽ giảm được khối lượng công việc cần kế toán, việc tính giá thành sản phẩm sẽ thuận lợi hơn.
Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: phương pháp này áp dụng trong trường hợp trong cùng một công nghệ sản xuất (một đối tượng kế toán chi phí), doanh nghiệp vừa thu được sản phẩm chính, vừa thu được sản phẩm phụ nhưng đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm chính. Khi đó, để tính giá thành sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như xác định bằng giá bán, bằng giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu.
Giá trị sản phẩm chính được xác định như sau:
Tổng giá Giá trị sản Tổng CPSX Giá trị sản Giá trị sản
thành sản = phẩm chính dở + phát sinh - phẩm phụ - phẩm chính dở
phẩm chính dang đầu kỳ trong kỳ thu hồi dang cuối kỳ
Công thức 1.13 Phương pháp tính chi giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch :
Phương pháp này được được áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng được định mức kỹ thuật tương đối hợp lý, chính xác. Từ đó tiến