Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu file_goc_777040 (Trang 26)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

* Khái niệm :

Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục.

* Điều kiện so sánh:

Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.

*Phương pháp so sánh:

- So sánh bằng số tuyệt đối: Dùng hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc (chỉ tiêu cơ sở). Chẳng hạn so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước. Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể.

Mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch = Số thực tế - Số kế hoạch. Mức chênh lệch giữa năm sau và năm trước = Số năm sau – Số năm trước

- So sánh bằng số tương đối: Dùng tỷ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Số tương đối hoàn thành kế hoạch

Tỷ lệ năm sau so với năm trước

Số thực tế

= x 100%

Số kế hoạch

Số năm sau – Số năm trước

= x 100%

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

* Đặc điểm:

- Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó được biến đổi, còn các nhân tố khác được cố định lại.

- Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước, nhân tố chất lượng sắp sau. Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước, chất lượng sau.

- Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng phân tích.

Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm có 4 nhân tố ảnh hưởng là a, b, c. Các nhân tố này hình thành chỉ tiêu bằng 1 phương trình kinh tế như sau:

Q = a x b x c Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 x b1 x c1.

Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 x b0 x c0.

GVHD: Th.s Phạm Lê Thông 15 SVTH: La Thị Hồng Cẩm

 Q1 – Q0 = Q: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích.

Q =Q1 – Q0 = a1b1c1 – a0b0c0

Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

● Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: a = a1b0c0 – a0b0c0 ● Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: b = a1b1c0 – a1b0c0 ● Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: c = a1b1c1 – a1b1c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:

a + b + c = (a1b0c0 – a0b0c0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c1 – a1b1c0) = a1b1c1 – a0b0c0 =Q: đối tượng phân tích

Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG TVT

3.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT.3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT hoạt động kinh doanh vào ngày 27 tháng 10 năm 2005, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5702000970, do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp, là công ty hoạt động theo hình thức TNHH hai thành viên trở lên.

Trụ sở đăng ký tại: Khu vực 3, Đường Lưu Hữu Phước, Phường Châu Văn Liêm, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ.

Tên giao dịch: TVT Company Limited. Tên viết tắt: TVT Co, ltd.

Mã số thuế: 1800608102. Điện thoại: 07103.662466. Fax: 07103.662466.

Vốn điều lệ: 1.500.000.000 VNĐ (tiền mặt). Danh sách thành viên góp vốn.

Nơi đăng ký hộ khẩu Giá trị góp Phần

STT Tên thành viên vốn

thường trú góp vốn

( triệu đồng )

1 Nguyễn Thị SiRa 75/2, Thới Trinh B, Thới 1.425 95%

An, Ô Môn, Cần Thơ.

2 Nguyễn Văn Nị Ấp 5B, Xã Phú Cường, 75 5%

Cai Lậy, Tiền Giang.

Người đại diện theo pháp luật của công ty: Bà Nguyễn Thị SiRa, Chức danh Giám Đốc.

Trong giai đoạn Thành phố Cần Thơ đang chuyển mình để trở thành thành phố loại 1 trực thuộc trung ương, nó tạo ra vô số cơ hội đầu tư và phát triển trong nhiều lĩnh vực, trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng là vấn đề cấp thiết được đặt ra, nắm bắt được những nhu cầu đó mà Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT ra đời với vốn điều lệ là 1.500.000.000 VNĐ.

Trong quá trình xây dựng và phát triển ngoài cơ hội mà một thành phố loại 1 tạo ra, nó còn dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự cạnh tranh mạnh mẽ và nhu cầu khách hàng ngày càng khó tính hơn, tuy nhiên với đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm đã từng đảm nhiệm thiết kế giám sát và thi công nhiều công trình, công ty đã đang thực hiện nhiều dự án tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát thi công công trình và đã xây dựng được nhiều công trình có chất lượng tốt, kĩ thuật, mỹ thuật cao như phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận Ô Môn, phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Cờ Đỏ, trụ sở phường đội phường Thới Long,… và nhiều công trình khác. Bên cạnh những khách hàng truyền thống, công ty còn nhận được sự tin cậy của khách hàng mới, tiềm năng.

Với thiết bị máy móc thi công đầy đủ, cán bộ công nhân lành nghề đã có kinh nghiệm thi công nhiều công trình đáp ứng mọi yêu cầu, đòi hỏi cao về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật công trình, TVT ngày càng vững mạnh và phát triển, ngày càng mở rộng quy mô và uy tín của công ty.

3.1.2. Nội dung hoạt động của công ty.

- Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường, kĩ thuật hạ tầng đô thị, thủy lợi.

- Tư vấn giám sát, thẩm tra các công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường, kĩ thuật hạ tầng đô thị, thủy lợi.

- Tư vấn lập dự án đầu tư các công trình xây dựng, khảo sát địa hình. - Thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường, thủy lợi. - Thi công xây dựng công trình điện, nước, đèn tín hiệu giao thông. - Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, chống sét, thiết bị điện. - San lắp mặt bằng.

- Trang trí nội ngoại thất công trình xây dựng, công viên cây xanh. - Vận chuyển hàng hóa đường bộ và đường thủy.

- Kinh doanh vật liệu xây dựng. - Kinh doanh bất động sản. - Dịch vụ nhà đất.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự.

a. Cơ cấu tổ chức.

Giám đốc

Tổ tài vụ Tổ kỹ thuật Tổ vật tư

Đội thi công số 1 Đội thi công số 2

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT.

Bộ máy công ty được thiết lập theo mô hình trực tuyến chức năng: giám đốc điều hành, quản lý, quyết định các công việc quan trọng còn hệ thống các phòng ban có chức năng trợ giúp giám đốc.

b. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lí.

Giám đốc:

Giám Đốc: Là người đứng đầu công ty, quản lý và điều hành mọi công việc cũng như chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của Công ty về sản xuất – kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, điều hành công tác đối nội, đối ngoại của Công ty, có nhiệm vụ hoạch định chiến lược của Công ty và có quyền tổ chức bộ máy Công ty.

Tổ tài vụ:

Hoạch định tình hình tài chính, lên sổ sách, báo cáo kịp thời, trung thực, giám đốc kiến nghị về kế hoạch luân chuyển nguồn vốn kinh doanh, theo dõi, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do nhu cầu quản lý đảm bảo chặt chẽ, cung cấp thông tin số liệu kịp thời, chính xác cho ban giám đốc, Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung. Tất cả các kế toán Công ty thu nhận, kiểm tra chứng từ, tổng hợp, tập trung chứng từ lên báo cáo, xác định kết quả kinh doanh, báo cáo quyết toán…

Công ty sử dụng hình thức kế toán sổ Nhật ký – Sổ cái là loại sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi, chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian.

Sơ đồ 3.2: Hình thức kế toán Nhật ký Sổ cái của công ty.

Chứng từ gốc

Bảng tổng hợp chứng

Sổ quỹ từ gốc cùng loại

Nhật ký – sổ cái

Báo cáo tài chính

Ghi chú:

Ghi hàng ngày.

Ghi cuối tháng, hoặc định kì. Quan hệ đối chiếu.

Sổ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại ghi nghiệp vụ phát sinh vào Nhật ký Sổ cái. Số liệu được ghi ở cả 2 phần Nhật ký và Sổ cái.

Đối với các tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì sau khi ghi sổ Nhật ký - Sổ cái phải căn cứ vào chứng từ gốc (hay Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại) ghi vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết liên quan, cuối tháng cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Nhật ký - Sổ cái.

Số liệu trên Sổ Nhật ký - Sổ cái và trên Bảng tổng hợp chi tiết sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.

Tổ kỹ thuật:

Thực hiện chức năng tiếp thị, tính toán dự thầu, kiểm tra, hướng dẫn và thẩm định các mặt kỹ thuật, chất lượng các công trình, tư vấn thiết kế các công trình.

Tổ vật tư:

Quản lý vật tư, tìm nguồn cung cấp, theo dõi về chất lượng vật tư, xem xét biến động về giá cả nguyên vật liệu trên thị trường để có hướng lựa chọn và ổn định giá cả.

Đội xây dựng:

Được giao nhiệm vụ thi công, xây lắp công trình và thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được công ty giao. Đồng thời chịu trách nhiệm an toàn trong phạm vi trách nhiệm công việc được thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác được phân công.

Bảng 3.1: KẾT QUẢ KINH DOANH

ĐVT: Ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền Số tiền Số tiền Mức % Mức %

Doanh thu 2.309.981 2.485.651 1.799.468 175.670 7,60 -686.183 -27,61

Chi phí 2.233.569 1.857.872 1.766.482 .-375.697 -16,82 -91.390 -4,92

Lợi nhuận trước thuế 76.412 627.779 32.986 551.367 721,57 -594.793 -94,75

Thuế TNDN 1.807 17.724 19.678 15.917 880,81 1.953 11,02

Lợi nhuận sau thuế 74.605 610.055 13.308 535.450 717,71 -596.747 -97,82

3.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm(2006-2008) (2006-2008)

Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (Bảng 3.1), nhìn chung doanh thu có sự trồi sụt không đều qua các năm, doanh thu tăng lên ở năm 2007 nhưng lại giảm ở năm 2008. Cụ thể trong năm 2006 doanh thu là 2.309.981 ngàn đồng và trong năm 2007 doanh thu đạt 2.485.651 ngàn đồng tăng lên 175.670 ngàn đồng, tức tăng 7,60% so với năm 2006. Sở dĩ như vậy là do hoạt động xây lắp và hoạt động tư vấn, thiết kế, giám sát đều tăng do các công trình xây dựng đã hoàn thành và bàn giao cho các chủ đầu tư, bên cạnh đó chi phí năm 2007 cũng giảm nhiều so với năm 2006 nên làm cho lợi nhuận năm 2007 tăng cao (721,57%) so với năm 2006. Điều này cho thấy Công ty đã hoạt động có hiệu quả trong năm 2007.

Riêng năm 2008 doanh thu giảm so với năm 2007 (27,61%) cùng với doanh thu chi phí cũng giảm nhưng tốc độ giảm chi phí thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu (4,92%) nên đã làm cho lợi nhuận năm 2008 giảm mạnh với giá trị 594.793 ngàn đồng (hay 94,75%) so với năm 2007. Như vậy trong năm 2008 tình hình hoạt động của Công ty có chiều hướng đi xuống. Công ty cần quản lý tốt hơn chi phí, có chính sách kinh doanh phù hợp hơn.

3.3. Thuận lợi và khó khăn.

Thuận lợi:

- Xu hướng đầu tư xây dựng ở Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng tăng. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ đang quy hoạch để phát triển trở thành đô thị loại 1 và các tỉnh thành khác trong khu vực cũng quy hoạch đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, khu cụm tuyến dân cư, công nghiệp, nhà ở…

- Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lí, các kỹ sư công trình rất nhiệt tình, tích cực trong công việc, công nhân lành nghề, phương tiện thiết bị thi công tiên tiến.

- Công ty có khả năng đảm bảo thi công xây dựng các loại công trình theo mọi yêu cầu của chủ đầu tư.

- Công ty luôn được sự hỗ trợ của UBND TP Cần Thơ và các ngành hữu quan cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Chi Ủy, Ban Giám đốc và sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên.

- Công trình do Công ty thi công đều đạt chất lượng tốt, kỹ mỹ thuật cao.

Khó khăn:

- Tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng ngày càng gay gắt do rào cản gia nhập ngành thấp nên có nhiều đối thủ mới gia nhập ngành, thị trường tiêu thụ có thể bị thu hẹp lại.

- Tình hình vật tư, giá cả thị trường biến động đã làm cho chi phí đầu tư tăng đột biến làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư.

- Hạn chế về nguồn vốn trong quá trình hoạt động vì vốn tự có còn ít so với quy mô và nhu cầu kinh doanh. Điều này dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty chưa phát triển cao như mong muốn và tương xứng với tiềm năng của mình.

- Công ty mới thành lập, qui mô nhỏ nên năng lực quản lý chưa thật chặt chẽ, kinh nghiệm tổ chức, điều hành chưa cao, chưa chiếm được vị trí trên thị trường, khả năng cạnh tranh còn yếu.

3.4. Phương hướng hoạt động năm 2009.

Nền kinh tế nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập vào WTO thì lượng vốn đầu tư vào Việt Nam ta ngày một tăng, trong điều kiện đó đòi hỏi phải phát triển các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các

trung tâm thương mại sầm uất. Vì vậy, nhu cầu xây dựng của nước ta là rất lớn. Để có thể đứng vững trước những cơ hội trong điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành Công ty đã đề ra cho mình phương hướng và nhiệm vụ thích hợp sau:

- Khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài, đẩy mạnh tiến độ

Một phần của tài liệu file_goc_777040 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w