Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu file_goc_780600 (Trang 51 - 53)

- Việc kinh doanh ở Ukraina các mối quan hệ cá nhân đóng vai trò rất quan

4.1.3.3.Đối thủ cạnh tranh

Thường thì trong bất kỳ công việc kinh doanh nào cũng có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại mặt hàng hoặc những doanh nghiệp có kinh doanh mặt hàng thay thế. Là một loại sản phẩm thủy sản mới được khai thác xuất khẩu mạnh gần đây nhưng các sản phẩm cá tra và cá basa của Việt Nam đã gặp rất nhiều những biến động mạnh trên thị trường thế giới. Người tiêu dùng ở nhiều nơi chỉ thực sự biết đến cá tra, cá basa của Việt Nam từ sau những vụ kiện bán phá giá trên thị trường Mỹ. Vụ kiện đó đã làm cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và các công ty chế biến cá tra, cá basa nói riêng bị tổn thất nặng nề nhưng cũng chính nhờ nó mà các doanh nghiệp Việt Nam rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm và con cá tra cũng vì đó mà được nổi tiếng hơn.

a) Cạnh tranh trực tiếp

Hiện nay, có rất nhiều nhà máy chế biến thủy sản nói chung và chế biến cá tra, cá basa nói riêng trên cả nước nhưng tập trung nhiều nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây tập trung nhiều công ty thủy sản chuyên chế biến về cá tra, cá basa lớn nhất nước như: Nam Việt, Vĩnh Nguyên, Cafatex, thủy sản An Giang (Agfish), thủy sản Cửu Long An Giang (Clfish),…Nhìn chung, cá da trơn Việt Nam hiện nay chưa gặp nhiều khó khăn về thị phần trên thị trường, nên việc cạnh tranh giữa các công ty trong nước về thị trường xuất khẩu cũng có nhưng chưa khắc nghiệt bằng việc cạnh tranh nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước. Về cơ bản, các công ty này cũng đã xây dựng được những vùng nguyên liệu riêng cho mình tại các trang trại nuôi trong ao hoặc trên các bè cá dọc theo 2 bờ Sông Hậu. Tuy nhiên, do đặc điểm tiêu thụ của loại thủy sản này là tiêu thụ theo mùa, các nước thường tăng cường nhập khẩu vào những tháng cuối năm nên khi hút hàng, khan hiếm nguồn nguyên liệu thì sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Do đó, vào thời điểm này thường xảy ra những vụ tranh chấp, manh mún trong làm ăn giữa các công ty với nhau cũng như giữa các công ty với người nuôi cá.

Thực tế khi khan hiếm cá nguyên liệu các công ty có nguồn tài chính mạnh tiến hành đẩy giá thu mua lên rất cao để đáp ứng đủ cho những hợp đồng đã ký đã gây không ít những khó khăn cho các công ty nhỏ nói chung và Panga Mekong nói riêng.

Ngoài việc cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong nước thì cá da trơn của Việt Nam nói chung và công ty nói riêng cũng đang phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài cùng sản xuất cá da trơn như Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, …Sự cạnh tranh này chủ yếu là về thị phần, tuy nhiên đây không phải là sự cạnh tranh chính của cá da tron Việt Nam trong thời gian hiện nay.

b) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Nhóm đối thủ này ngày càng nhiều và là một mối lo ngại thật sự cho doanh nghiệp, thị trường kinh doanh xuất khẩu đang gặp rất nhiều thuận lợi ngoại trừ việc phải đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng thì tiềm năng khai thác ở từng thị trường còn rất lớn. Do đó, ngày càng có nhiều những doanh nghiệp tham gia vào việc kinh doanh loại mặt hàng thủy sản này, nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi nhà nước chưa có những chính sách pháp luật rõ ràng về việc cạnh tranh thì việc phát triển ồ ạt các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, các basa như hiện nay sẽ gây nhiều khó khăn cho công ty.

Việc xuất khẩu cá tra, cá basa thời gian qua đem lại những hiệu quả kinh tế vượt trội cũng chính là mối nguy ngại đối với các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và công ty nói riêng khi có nhiều nước có điều kiện địa hình, khí hậu như Việt Nam quan tâm đến loài cá này xuất khẩu. Những nước như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc có cùng hệ thống sông Mê Kông với Việt Nam cũng sẽ có điều kiện thuận lợi như Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển mô hình nuôi cá này. Hiện nay một số nước có điều kiện và khả năng nuôi cá tra, cá basa cũng đã bắt đầu có kế hoạch trong việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Mặc dù bây giờ các nước này chưa phải là đối thủ cạnh tranh thực sự nhưng sẽ là đối thủ tiềm ẩn trong việc xuất khẩu cá tra, cá basa trong tương lai.

Trung Quốc và Thái Lan là 2 đối thủ khá mạnh đối với thủy sản Việt Nam, họ có được 1 bề dày kinh nghiệm xuất khẩu thuỷ sản và sản phẩm của họ đã khẳng định được trên thị trường quốc tế với sản phẩm chất lượng cao, công nghệ chế biến hiện đại, riêng Thái Lan đã đưa nghề cá tra và các loại cá

pangasius khác vào chương trình phát triển cấp quốc gia. Vì vậy, một mặt bản thân mỗi doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Panga Mekong nói riêng cần phải tự tìm cách hoàn thiện mình, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; một mặt các doanh nghiệp trong nước cần phải hợp tác với nhau để có thể đứng vững và xây dựng được thương hiệu cá da trơn Việt Nam trước những đối thủ nước ngoài.

c) Sản phẩm thay thế

Bên cạnh việc cạnh tranh giữa các mặt hàng cá tra, cá basa giữa các doanh nghiệp trong nước thì cá da trơn của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng cũng phải cạnh tranh với các loại catfish khác của thế giới và các sản phẩm thay thế như cá rô phi, cá hồi, các loại cá tuyết của Na Uy,…cũng như các loại thủy hải sản khác. Người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng chuyển qua mua các loại sản phẩm thay thế này đặc biệt là cá rô phi, tuy được đánh giá thấp hơn về mặt chất lượng khi sử dụng nhưng cá rô phi cũng có một lợi thế cạnh tranh đó là giá bán rẻ, dễ dàng tiếp cận thị trường bán lẻ với những nơi bán đồ ăn công cộng như căn tin bệnh viện, trường học…

Hiện tại việc xuất khẩu cá rô phi cũng đang được chính phủ Việt Nam quan tâm và tạo nhiều điều kiện để phát triển. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các nước có tiềm năng và triển vọng phát triển cá rô phi như Ấn Độ, Trung Quốc (năm 2007: 215,246 tấn cá rô phi xuất khẩu các loại) sẽ gây nhiều khó khăn cho con cá tra, cá basa của Việt Nam. Cá rô phi thật sự là một đối thủ mạnh của cá da trơn bởi những đặc tính tương đối giống cá da trơn: dễ nuôi, thịt ngon, dễ sử dụng và cũng rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Một phần của tài liệu file_goc_780600 (Trang 51 - 53)