Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu LeThiDung (Trang 53 - 55)

Tên Công ty (viết bằng tiếng việt): CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM VIỆT PHÁP

Trụ sở chính: 152B Nguyễn Viết Xuân – Quang Trung – Hà Đông – HN Mã số thuế: 0103251647

Điện thoại: 0466.609.158/Fax: 0433.510.057 Email: vfcphar@gmail.com

Website: www.vietphapphar.com.vn

Công ty CP Công Nghệ Dược Phẩm Việt Pháp được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103034785 lần đầu ngày 20/01/2009 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 2 số 0103251647 ngày 28/04/2011, thay đổi lần 3 ngày 28/05/2014.

Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, Công ty có con dấu riêng để giao dịch, có vốn do các cổ đông cùng sáng lập, được quyền tự chủ về tài chính và hoạt động kinh doanh theo pháp luật của nhà nước Việt Nam, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và đối với người lao động trong Công ty.

Công ty CP Công Nghệ Dược Phẩm Việt Pháp có 25 nhân viên chính thức bao gồm cả giám đốc được phân thành các phòng ban khác nhau. Tuy là mới thành lập nhưng do sự cố gắng làm việc không ngừng nghỉ của toàn bộ cán bộ công nhân viên mà Công ty đã đứng vững được trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, đó là tiền đề của Công ty.

Tổ chức bộ máy của Công ty: Cùng với sự phát triển, Công ty CP Công Nghệ Dược Phẩm Việt Pháp luôn hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình theo hệ thống chặt chẽ gồm Giám đốc và 3 phòng ban.

Do đặc điểm là Công ty cổ phần và kinh doanh liên tục nên Công ty thường họp vào cuối tháng để tổng kết tình hình kinh doanh của các thành viên trong Công ty.

Đứng đầu là Hội đồng quản trị, là cơ quan quản lý của Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.

Giám đốc Công ty: là người quyết định và lãnh đạo chung toàn doanh nghiệp, là người đại diện hợp pháp của Công ty trước pháp luật, đại diện quyền lợi cho cán bộ, công nhân viên của Công ty, giám đốc phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty. Ngoài giám đốc còn có phó giám đốc, là người giúp giám đốc giải quyết những công việc trong giới hạn của mình.

Mối quan hệ giữa giám đốc và 3 phòng ban được khái quát qua sơ đồ sau:

Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng vật tư, hàng hóa

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Công Nghệ Dược Phẩm Việt Pháp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Phòng kế toán: bộ máy này giúp giám đốc điều hành về lĩnh vực kế toán, tài chính của Công ty theo quy định và điều lệ của Công ty và phù hợp với quy định của pháp luật.

Phòng kinh doanh: Bộ máy này thực hiện công tác chào hàng, mở rộng thị trường bán hàng của Công ty, tổ chức công tác điều tra, tổng hợp và phân tích thị trường, giá cả, khách hàng, phục vụ nhiệm vụ kinh doanh của Công ty, triển khai các hình thức marketing, giới thiệu đẩy mạnh việc bán hàng và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa. Phòng kinh doanh chủ động đàm phán, xử lý báo giá cho khách hàng. Các thành viên trong phòng kinh doanh có nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch đặt ra về mức bán hàng tối thiểu để có thể được hưởng % hoa hồng mức hưởng hàng tháng.

Phòng vật tư: đảm bảo việc nhận đơn hàng, cung cấp đủ hàng cho khách khi có đơn đặt hàng.

Một phần của tài liệu LeThiDung (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w