Môi trường phát triển ứng dụng

Một phần của tài liệu Báo cáo đồ án tốt nghiệp đề tài Website bán diện thoại di động (năm 2022) (Trang 28)

CHƯƠNG I KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG

1.5. Cơ sở lý thuyết

1.5.4. Môi trường phát triển ứng dụng

Apache là một phần mềm mã nguồn mở miễn phí được cài đặt trên các máy chủ web server (phần cứng) xử lý các yêu cầu gửi tới máy chủ dưới giao thức HTTP. Tên chính thức là Apache HTTP Server, được điều hành và phát triển bởi Apache Software Foundation. Apache là một trong số những web server lâu đời và đáng tin cậy nhất, phiên bản đầu tiên được ra mắt từ hơn 20 năm trước, tận những năm 1995.

Apache WebServer phân tích các u cầu từ trình duyệt, sau đó xử lý u cầu với các file ngơn ngữ lập trình như là PHP, Python, Java,... thành file HTML và trả về cho người dùng web trên trình duyệt để hiển thị.

1.5.4.2. MySQL

MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng, đặc biệt là các ứng dụng website và nó thường đi kết hợp với ngơn ngữ lập trình PHP để xây dựng các ứng dụng website. MySQL được các hệ thống web ưa chuộng là vì tốc độ xử lý cao, dễ sử dụng, ổn định, và tương thích với các hệ điều hành thơng dụng hiện nay như Linux, Window, Mac OS X, Unix, FreeBSD…

1.5.4.3. XAMPP

Apache và MySQL là hai yếu tố cần thiết cấu thành nên môi trường phát triển ứng dụng web bằng ngơn ngữ PHP. Do đó XAMPP ra đời nhằm mục đích kết hợp tất cả các yếu tố cấu thành WebServer trong một chương trình.

XAMPP là chương trình tạo máy chủ Web (Web Server) được tích hợp sẵn Apache, PHP, MySQL, FTP Server, Mail Server và các cơng cụ như phpMyAdmin. XAMPP có chương trình quản lý khá tiện lợi, cho phép chủ động bật tắt hoặc khởi động lại các dịch vụ máy chủ bất kỳ lúc nào. Nhìn chung XAMPP được xem là một bộ cơng cụ hồn chỉnh dành cho lập trình viên PHP trong việc thiết lập và phát triển các website.

1.5.5. Thanh toán ví điện tử Ngân Lượng

NgânLượng.vn là Cổng Thanh toán Trực tuyến (TTTT) tiên phong và uy tín hàng đầu tại Việt Nam, cả về sản phẩm dịch vụ, độ phủ thị trường và lưu lượng thanh toán. Được phát triển bởi Nexttech Group (tiền thân là PeaceSoft Group) từ năm 2009. Ngân Lượng cho phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi và nhận tiền thanh toán trên Internet một cách nhanh chóng, an tồn và tiện lợi.

Giải pháp tích hợp dùng cho các website bán hàng online, sàn thương mại điện tử (Wordpress, Joomla, Magento,..) cần tích hợp chức năng thanh tốn trực tuyến, cho phép người mua thanh toán trên các kênh Online như ATM, Internet Banking, Thẻ Quốc tế (visa, maste, JCB, Amex), QRCode, Chuyển khoản ngân hàng... Các phương thức thanh toán hỗ trợ bao gồm:

- Thẻ quốc tế( VISA, Master, JCB, Amex ) - Thẻ ATM nội địa

- Internet Banking

- QR-Code Mobile Banking - Ví điện tử trong và ngồi nước - Chuyển khoản ngân hàng - Tiền mặt tại quầy

- Thẻ trả trước

Hiện tại Ngân Lượng đang cung câp ba hình thức tích hợp thanh tốn trên Website là:

- Checkout Tiêu chuẩn: là các hình thức người dùng chọn thanh tốn thì sẽ được chuyển hướng sang Ngân Lượng để tiến hành thanh tốn.

Hình 1.6 Quy trình Checkout tiêu chuẩn

Hình 1.7 Quy trình Checkout nâng cao

- Seamless Checkout: là các hình thức thanh tốn được hiển thị ngay trên website người bán và người mua thực hiện xác thực giao dịch trên hệ thống (web/app) của merchant hoặc ngân hàng.

1.5.6. Kết luận

Qua nội dung của chương 1, em đã trình bày hiểu biết về nhu cầu, thực trạng của thương mại điện tử cũng như xây dựng các kênh giao tiếp, bán hàng… và cũng đã lựa chọn được giải pháp công nghệ để phát triển website trên nền tảng Laravel, hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, kết hợp cùng với HTML, CSS, JavaScript. Từ cơ sở này, ở chương 2 em sẽ tiếp tục đi tìm hiểu khảo sát thực tế các nghiệp vụ, chức năng cần thiết cho hệ thống website bán điện thoại.

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Nội dung: Chương 2 trình bày các yêu cầu đặt ra cho hệ thống, các tác nhân của

hệ thống. Đồng thời đưa ra các chức năng, biểu đồ Use case và biểu đồ hoạt động cho từng tác nhân đó. Trên cơ sở phân tích trên em sẽ thiết kế các bảng trong cơ sở dữ liệu và quan hệ của chúng.

2.1. Các yêu cầu đặt ra cho hệ thống

Hệ thống là một website thương mại điện tử nên mọi doanh thu và lợi nhuận đều đến từ phía khách hàng. Do đó các u cầu đặt ra cho hệ thống cũng phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Yêu cầu về giao diện website: phải có giao diện thân thiện, bắt mắt, dễ sử dụng, phù hợp với thị yếu và nhu cầu của người dùng. Khơng nên có q nhiều hiệu ứng, hoa mỹ, lịe loẹt, nhiều chi tiết khơng cần thiết gây mỏi mắt. Trang chủ phải hiển thị bao quat toàn bộ hệ thống và phải làm nổi bật những sản phẩm mới, sản phẩm ưa chuộng. Hệ thống phải có các trang giới thiệu, trang hướng dẫn, trang chính sách để người dùng có thể tìm được thơng tin và tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

Về hiệu năng của hệ thống: hệ thống phải có hiệu năng xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh nhất có thể, ngay lập tức phải hồi lại khi người dùng click vào một chức năng cụ thể. Bên cạnh hiêu năng nhanh còn phải xử lý chính xác yêu cầu của khách hàng và đảm bảo an toàn bảo mật cho khách hàng.

Về các chức năng của hệ thống: đảm bảo hệ thống có đầy đủ chức năng cần thiết của một trang thương mại điện tử. Khách hàng có thể tạo tài khoản và đăng nhập, tìm kiếm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, mua hàng và thanh tốn... Người quản trị có thể quản lý tất cả các người dùng trong hệ thống, quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng, thống kê doanh số...

Trên đây là các yêu cầu cơ bản của một trang thương mại điện tử trong khuôn khổ của đồ án tốt nghiệp này.

2.2. Các tác nhân của hệ thống

Tác nhân của hệ thống là các tác nhân bên ngoài tương tác với hệ thống. Tác nhân này có thể là người, hoặc 1 đối tượng cụ thể nào khác như thiết bị ngoại vi, 1 hệ thống khác...

Trên cơ sở định nghĩa trên, ta có thể dễ dàng xác định được hệ thống có 3 tác nhân chính là: Người dùng chưa đăng nhập (Guest), Người dùng đã đăng nhập (User) và Người quản trị (Admin). Bên cạnh đó hệ thống cịn có tác nhân phụ là hệ thống thanh tốn điện tử (Online Payment) do tích hợp thanh tốn bên thứ ba.

Guest: là những người truy cập vào website nhưng chưa đăng nhập. Mục đích

những tác nhân này chỉ được sử dụng các chức năng cơ bản như: tìm kiếm, xem sản phẩm, bài viết, chính sách, đánh giá – bình luận của những người dùng đăng nhập, khuyến mại của cửa hàng và được hỗ trợ trực tuyến từ cửa hàng thông qua messenger.

User: là những người dùng đã đăng nhập vào hệ thống. Những tác nhân này là

mục đích chính mà hệ thống hướng tới do đó ngồi các chức năng cơ bản mà Guest được sử dụng thì cịn được sử dụng thêm nhiều chức năng nâng cao khác, như là: quản trị tài khoản, mua sản phẩm, đánh giá – bình luận về 1 bài viết hay sản phẩm. Hơn nữa những tác nhân này cịn có thể nhận được thơng báo từ hệ thống về tình trạng đơn hàng, chương trình khuyến mại mới nhất, tri ân khách hàng...

Admin: là tác nhân giữ vai trị chính trong hệ thống website. Là người điều hành,

quản lý và theo dõi mọi hoạt động của hệ thống. Tác nhân có thể thực hiện được tất cả chức năng quản trị trong hệ thống như là: quản lý kho hàng, quản lý bài viết, quản lý các tài khoản thành viên khác, xử lý đơn hàng, thống kê doanh thu, hỗ trợ và phản hồi cho khách hàng.

Online Payment: là kênh thanh toán điện tử được hệ thống tin tưởng và tích hợp vào

nhằm mục đích giúp cho người dùng tiện lợi hơn trong việc thanh toán khi mua hàng, người quản trị cũng dễ kiểm soát được doanh số cũng như tài chính của cửa hàng. Tác nhân này chỉ tác động đến hệ thống khi người dùng tiến hành thanh toán khi mua sản phẩm bằng phương thức thanh toán online. Mọi xác thực tài khoản và tiến hành thanh toán đều được hệ thống ủy quyền cho tác nhân này. Sau khi thanh toán, tác nhân này sẽ trả lại cho hệ thống một mã thơng báo trạng thái thanh tốn có thể là thành cơng hoặc thất bại, hệ thống sẽ dựa hoàn toàn vào mã trạng thái này để quyết định tác vụ nào sẽ được thực hiện tiếp theo.

2.3. Biểu đồ Use case của hệ thống 2.3.1. Biểu đồ Use case tổng quát

2.3.2. Biểu đồ Use case chi tiết với từng tác nhân

2.3.2.1. Biểu đồ Use case với tác nhân Guest

2.3.2.2. Biểu đồ Use case với tác nhân User và Online Payment

2.3.2.3. Biểu đồ Use case với tác nhân Admin

2.4. Các chức năng chính của hệ thống

Dựa trên văn bản mô tả các yêu cầu đặt ra cho hệ thống, việc phân tích các tác nhân ảnh hướng đến hệ thống và biểu đồ Use case tổng quát của từng tác nhân, ta xác định được các chức năng của hệ thống tương ứng với từng tác nhân như sau:

2.4.1. Chức năng “Đăng ký”

2.4.1.1. Mô tả chức năng

Chức năng này cho phép người dùng có thể tự do đăng ký tài khoản để đăng nhập vào hệ thống. Khi khách hàng điền đầy đủ thông tin đăng ký, hệ thống sẽ gửi một email về tài khoải email đăng ký để người dùng có thể kích hoạt tài khoản. Trong trường hợp khách hàng không muốn điền thông tin đăng ký, hệ thống sẽ cung cấp giải pháp đăng ký bằng tài khoản xã hội Google+ và Facebook giúp người dùng có thể nhanh chóng đăng ký một tài khoản. Chức năng này chỉ áp dụng cho tác nhân khách hàng chưa có tài khoản (Guest).

2.4.1.2. Use case đăng ký

Hình 2.6 Biểu đồ Use case đăng ký Bảng 2.1 Bảng đặc tả Use case đăng ký

Tên Use case Đăng ký

Mô Tả Cho phép khách hàng đăng ký tài khoản. Tác Nhân Người dùng chưa đăng nhập (Guest).

Điều kiện đầu vào Khi người dùng chưa có tài khoản chọn chức năng đăng ký. Điều kiện đầu ra Người dùng đăng ký thành công hoặc hủy đăng ký.

Dịng sự kiện chính

Khi người dùng chọn chức năng đăng ký, tại đây xẩy ra 2 dòng sự kiện chính:

- Người dùng chọn đăng ký bằng tài khoản facebook hoặc google: sau khi người dùng chọn tài khoản muốn đăng ký, hệ thống sẽ kiểm tra và gửi lại thông báo kết quả.

- Người dùng chọn đăng ký bằng form đăng ký: sau khi điền đầy đủ thông tin và ấn nút gửi, hệ thống sẽ gửi email xác nhân đăng ký. Người dùng ấn vào link trong email và đợi thơng báo kết quả từ hệ thống.

Dịng sự kiện phụ

- Khi tài khoản facebook hoặc google khơng chính xác hoặc đã đăng ký, hệ thống sẽ hiển thị thông báo và quay lại trang đăng ký.

- Khi người dùng nhập thông tin tài khoản vào form đăng ký khơng chính xác hoặc đã tồn tại, hệ thống sẽ hiển thị thông báo và quay lại trang đăng ký.

 Mô tả biểu đồ hoạt động (Activity Diagram):

Chức năng đăng ký được kích hoạt khi người dùng truy cập vào trang đăng ký, hệ thống sẽ hiển thị giao diện đăng ký. Tại đây người dùng có thể chọn đăng ký bằng form đăng ký bằng cách điền đầy đủ thông tin trên form hiển thị rồi click vào nút đăng ký. Nếu thông tin đăng ký không đạt yêu cầu, hệ thống sẽ quay lại trang đăng ký và hiển thị trường không đạt yêu cầu. Nếu thông tin đạt yêu cầu, hệ thống sẽ lưu dữ liệu người dùng vào database với trạng thái tài khoản chưa được kích hoạt và gửi email kích hoạt vào email người dùng vừa đăng ký. Người dùng kiểm tra email và click vào đường link kích hoạt tài khoản, sau đó hệ thống sẽ chuyển dữ liệu người dùng sang rạng thái đã kích hoạt và kết thúc chức năng đăng ký.

Trường hợp nếu khơng muốn đăng ký trược tiếp, người dùng có thể click vào nút Facebook hoặc Google trên trang đăng ký để đăng ký thông qua tài khoản mạng xã hội. Trong trường hợp này hệ thống sẽ chuyển hướng đến trang xác thực của mạng xã hội đó, người dùng điền đầy đủ thông tin đăng nhập mạng xã hội, sau khi xác thực thành công, hệ thống sẽ lấy dữ liệu tài khoản mạng xã hội của người dùng lưu vào database sau đó tự động đăng nhập và chuyển hướng đến trang chủ và kết thúc chức năng đăng ký.

2.4.2. Chức năng “Đăng nhập”

2.4.2.1. Mô tả chức năng

Chức năng này cho phép người dùng có tài khoản và đã được kích hoạt hoặc người quản trị đăng nhập vào hệ thống. Khi điền đầy đủ và chính xác thơng tin đăng nhập, hệ thống sẽ xác minh và chuyển hướng trang đến trang chủ nếu là tài khoản khách hàng hoặc trang quản trị nếu là tài khoản quản trị. Hệ thống cũng cung cấp cho người dùng khả năng đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội Google+ và facebook. Chức năng này áp dụng cho tác nhân khách hàng đã có tài khoản nhưng chưa đăng nhập (Guest).

2.4.2.2. Use case đăng nhập

Bảng 2.2 Bảng đặc tả Use case đăng nhập

Tên Use case Đăng nhập

Mô Tả Cho phép khách hàng đăng nhập tài khoản. Tác Nhân Người dùng chưa đăng nhập (Guest).

Điều kiện đầu vào Khi người dùng đã có tài khoản và chưa đăng nhập chọn chức năng đăng nhập. Điều kiện đầu ra Người dùng đăng nhập thành cơng hoặc hủy đăng nhập.

Dịng sự kiện chính

Khi người dùng chọn chức năng đăng nhập, tại đây xẩy ra 2 dịng sự kiện chính:

- Người dùng chọn đăng nhập bằng tài khoản facebook hoặc google: sau khi người dùng chọn tài khoản muốn đăng nhập, hệ thống sẽ kiểm tra, nếu thành công sẽ chuyển hướng đến trang chủ.

- Người dùng chọn đăng nhập bằng form đăng nhập: sau khi điền đầy đủ thông tin và ấn nút đăng nhập, hệ thống sẽ kiểm tra, nếu thành công sẽ chuyển hướng đến trang chủ hoặc trang quản trị tùy thuộc vào loại tài khoản.

Dòng sự kiện phụ

- Khi tài khoản facebook hoặc google chưa đăng ký, hệ thống sẽ tự động đăng ký và chuyển hướng đến trang chủ - Khi người dùng nhập thông tin tài khoản vào form đăng nhập khơng chính xác, hệ thống sẽ hiển thị thông báo và quay lại trang đăng nhập.

2.4.2.3. Biểu đồ hoạt động chức năng đăng nhập

 Mô tả biểu đồ hoạt động (Activity Diagram):

Chức năng đăng nhập bắt đầu khi người dùng có tài khoản nhưng chưa đăng nhập vào hệ thống truy cập trang đăng nhâp. Tại đây người dùng có thể đăng nhập bằng form đăng nhập bằng cách điền đầy đủ thông tin trên form hiển thị và ấn nút đăng nhập. Hệ thống sẽ kiểm tra thông tin đăng nhập, nếu sai hệ thống sẽ hiển thị lại trang đăng nhập cùng thông báo lỗi, nếu thành công hệ thống sẽ lưu dữ liệu đăng nhập vào session và chuyển hướng đến trang chủ nếu người dùng đăng nhập bằng thông tin tài khoản thường hoặc trang quản trị nếu người dùng điền thông tin tài khoản quản trị.

Người dùng cũng có thể chọn đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội như Facebook hoặc Google nếu click vào nút đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội. Khi đó hệ thống sẽ chuyển hướng đến trang xác thực tương ứng với mạng xã hội đó. Nếu

Một phần của tài liệu Báo cáo đồ án tốt nghiệp đề tài Website bán diện thoại di động (năm 2022) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w