Đánh giá vị trí của NAVIBANK trong thị trường sản phẩm dịch vụ ngân

Một phần của tài liệu file_goc_783187 (Trang 75 - 76)

hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh:

Chính thức hoạt động tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9 năm 2006 với mạng lưới là 1 trụ sở chính và 3 phòng giao dịch tại các 1, 10 và Phú Nhuận. NAVIBANK có một sự khởi đầu khá khiêm tốn với các sản phẩm dịch vụ truyền thống, đơn điệu như huy động, cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư chứng khoán, chuyển tiền trong nước, v.v… chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và dử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Hoạt động huy động vốn tăng trưởng khá do lãi suất cạnh tranh so với các ngân hàng trên địa bàn, nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẩn, thủ tục nhanh gọn, phong cách phục vụ tận tình, dễ gần với khách hàng.

Sau một năm hoạt động, NAVIBANK đã khởi sắc với hệ thống mạng lưới gồm 5 chi nhánh và hơn 30 phòng giao dịch tại các tỉnh thành trọng điểm hoạt động khá hiệu quả. Các dịch vụ kiều hối, chuyển tiền thực hiện ngày một tăng, khách hàng đã biết đến NAVIBANK ngày một nhiều hơn cùng với sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm dịch vụ của NAVIBANK ngày một cao hơn. Bên cạnh đó, việc

thanh toán trực tuyến online trong toàn hệ thống của NAVIBANK là một tiến bộ vượt bậc so với các ngân hàng có thâm niên hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh.

Việc triển khai hệ thống ATM, POS, phát hành thẻ tín dụng, cấp hạn mức thấu chi đã từng bước đưa NAVIBANK hòa nhập vào thị trường sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng của thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, các nghiệp vụ mới như thanh toán dịch vụ qua ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án, thanh toán quốc tế chưa phát triển vì chưa được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên hoạt động còn hạn chế. Thủ tục thanh toán còn kéo dài vì phải thông qua các ngân hàng trung gian như Vietcombank, Vietindebank, Sacombank, MSB, v.v …

Mặc dù NAVIBANK đã định hướng chiến lược phát triển mạng lưới, sản phẩm dịch vụ nhưng do mới chuyển đổi mô hình và củng cố nội lực nên tốc độc tăng trưởng chưa cao. Sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao, tập trung vào các sản phẩm truyền thống như tín dụng, bảo lãnh thanh toán, chưa mang tính chuyên nghiệp với hàm lượng công nghệ cao. NAVIBANK chỉ có thế mạnh ở lãi suất huy động cao. Thị phần sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng của NAVIBANK còn ở mức thấp so với các ngân hàng khác nhưng tiềm năng phát triển của NAVI BANK còn rất nhiều. Một số dịch vụ mới ra đời nhưng vẫn ở mức nhỏ bé, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu.

Theo nhận định của nhóm tư vấn của UNDP về phản ứng của khách hàng khi ngành ngân hàng gia nhập WTO thì “Bất kỳ ngân hàng nào có thể phục vụ và thoả mãn khách hàng của mình một cách chuyên nghiệp với những thủ tục đơn giản sẽ giành được thị phần”. Cũng chính vì sự đơn điệu nên giá thành dịch vụ của các ngân hàng trong khá cao so với các nước khu vực. Vì vậy, NAVIBANK cần phải tận dụng phát huy các lợi thể về mạng lưới, về khách hàng, về kênh phân phối và công nghệ.

Một phần của tài liệu file_goc_783187 (Trang 75 - 76)