ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI ỨNG DỤNG DI ĐỘNG ĐA NỀN TẢNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động: Phần 2 (Trang 53)

Trong chương 2 và chương 3 của bài giảng tập trung vào trình bày về lập trình ứng dụng di động trên một nền tảng di động cụ thể là Android sử dụng ngôn ngữ Java. Trên thực tế chúng ta biết rằng có rất nhiều nền tảng di động đang tồn tại và mỗi nền tảng sử dụng một ngôn ngữ riêng. Điều này gây mất nhiều thời gian phát triển, nguồn lực và phức tạp trong việc bảo trì ứng dụng. Vậy làm thế nào để ứng dụng di động của chúng ta chỉ viết một lần nhưng có khả năng chạy trên các nền tảng khác nhau là vấn đề đang được cộng đồng lập trình viên rất quan tâm. Nội dung chương 4 này tập trung trình bày về các kiến thức lập trình ứng dụng di động đa nền tảng. Nội dung trình bày bao gồm:

- Khái niệm, phân loại ứng dụng di động đa nền tảng.

- Giới thiệu một số framework phát triển ứng dụng di động đa nền tảng. - Xây dựng ứng dụng di động đa nền tảng sử dụng một framework (trong

phạm vi bài giảng sẽ tập trung trình bày về framework lập trình đa nền tảng có tên là Mono).

4.1. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI ỨNG DỤNG DI ĐỘNG ĐA NỀN TẢNG TẢNG

4.1. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI ỨNG DỤNG DI ĐỘNG ĐA NỀN TẢNG TẢNG những ứng dụng di động được thiết kế chạy trên nhiều nền tảng di động khác nhau như iOS, Android, Windows Phone, BlackBerry, WebOS,... mà không cần phải lập trình nhiều lần cho từng nền tảng.

Ưu nhược điểm của việc phát triển ứng dụng di động đa nền tảng:

Ưu điểm:

- Ứng dụng có thể tiếp cận được nhiều khách hàng trên các nền tảng hơn. - Tiết kiệm được nhiều thời gian phát triển và khiến cho ứng dụng dễ duy

trì và nâng cấp đồng bộ trên các nền tảng.

- Việc thiết kế và cảm nhận của ứng dụng thống nhất trên các nền tảng. - Sử dụng lại được các nguồn lực và công nghệ có sẵn, thống nhất. - Tất cả các yếu tố trên cũng đồng nghĩa với chi phí phát triển ứng dụng

sẽ giảm đi.

Nhược điểm:

- Có rất nhiều công cụ phát triển ứng dụng di động đa nền tảng như Unity, Ramp, PhoneGap, Grapple, Open Plug, Rhomobile, Titanium, Xamarin… Tuy vậy, việc thiết kế các ứng dụng theo ý riêng của khách hàng sẽ có thể gặp khó khăn trong việc đối phó với sự khác biệt giữa các công cụ và ngôn ngữ trong mỗi nền tảng khác nhau.

- Thiết kế giao diện tương tác người dùng phù hợp với phong cách riêng trên nhiều nền tảng là một công việc không hề đơn giản.

Một phần của tài liệu Bài giảng Phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động: Phần 2 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)