Các thành phần ứng dụng Android

Một phần của tài liệu Bài giảng Phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động: Phần 1 (Trang 33 - 34)

1.6. THIẾT LẬP MÔI TRƯỜNG LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG DI ĐỘNG

1.6.4. Các thành phần ứng dụng Android

Một ứng dụng trên Android được cấu thành từ bốn thành phần chính sau:

Bảng 1.3. Các thành phần của ứng dụng Android

Thành phần Miêu tả

Activities

Là thành phần tối quan trọng của bất kỳ một ứng dụng Android. Màn hình giao diện và xử lý tương tác của người dùng được quản lý

bởi Activity. Thông thường trong một ứng dụng Android có thể có một hoặc nhiều Activity, trong đó có một main Activity để khởi chạy ứng dụng, Activity này sẽ gọi các Activity khác trong quá trình ứng dụng hoạt động.

Services Dịch vụ chạy ngầm trong hệ thống mà người sử dụng không thấyđược. Service sử dụng để cập nhật dữ liệu, đưa ra thông báo (Notification).

Ví dụ: khi bạn yêu cầu phát một bài nhạc, sẽ có một Service chạy bên dưới để phát bài nhạc. Khi bạn download một tập tin, sẽ có một Serive thực hiện tác vụ download

Broadcast Receivers Quản lý sự kiện, chuyển tiếp sự kiến trong hệ thống (Ví dụ: xử lýtruyền thông giữa hệ điều hành và ứng dụng Android). Content Provider Cung cấp cách thức quản lý và chia sẻ tài nguyên giữa các ứngdụng.

Ngoài ra, có một số thành phần khác được sử dụng trong ứng dụng android, đó là:

Bảng 1.4. Các thành phần khác

Thành phần Miêu tả

Fragments

Là thành phần giao diện được nhúng vào Activity, có thể hiểu Fragment là một sub Activity. Fragment được thêm vào phiên bản Android 30 (API level 11). Việc sử dụng Fragment giải quyết vấn đề khi cho phép ứng dụng chạy trên các dòng thiết bị có độ phân giải khác nhau có màn hình giao diện ứng dụng phù hợp.

Views Là các đối tượng hiển thị trên giao diện ứng dụng (Ví dụ: button,list, textbox…).View chỉ được hiển thị lên màn hình khi được đặt trong Activity.

Layouts Cho phép bố trí sắp xếp các views lên giao diện ứng dụng theo nhucầu. Intents

Dùng để truyền các thông báo từ Activity này tới service hoặc Activity khác (Ví dụ: khi mở 1 trang web, bạn gửi 1 Intent đi để tạo 1 Activity mới hiển thị trang web đó).

Resources Lưu trữ tài nguyên của ứng dụng, như: strings, constants, drawablespictures.

Manifest File cấu hình của ứng dụng.

Các thành phần trên không nhất thiết phải có mặt đầy đủ trong ứng dụng Android. Mỗi một thành phần trên muốn được triệu gọi trong ứng dụng thì bắt buộc nó phải được khai báo trong AndroidManifest.xml. Chúng ta có thể xem các thành phần nào được sử dụng trong ứng dụng bằng việc xem khai báo trong file AndroidManifest.xml

Một phần của tài liệu Bài giảng Phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động: Phần 1 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)