Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu NGUYENTHEHIEN-LA (Trang 33 - 37)

Nguyễn Đức Nghĩa (2006) với Đề án “Thí điểm đánh giá chất lượng giảng dạy bậc đại học tại ĐHQG-HCM” [46] đã nhận định, sự tồn tại của một cơ chế ĐBCL bên trong là yêu cầu cơ bản nhất của tất cả các trường ĐH thành viên AUN, song do tư duy quản lý hiện nay vẫn nặng về quản lý hành chính theo quy định hoặc tiền lệ sẵn có, thiếu một cơ chế phản hồi cho toàn bộ hệ thống (từ mục tiêu, chương trình đến sự hài lòng của SV và sự thừa nhận giá trị từ các nhà tuyển dụng), đồng thời nền văn hóa bằng chứng vẫn

chưa thực sự tồn tại trong các đơn vị. Tác giả nhận định, cơ chế ĐBCL bên trong của các trường chỉ có thể hoạt động tốt khi được sự hỗ trợ và giám sát bởi một cơ chế ĐBCL bên ngoài, được thể chế hóa qua các quy định và các văn bản hướng dẫn.

Trần Khánh Đức (2010) với công trình “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ 21” đã chứng minh, chỉ khi hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường được xây dựng thì KĐCL các CSGD hay KĐCL các CTĐT mới được thực hiện một cách hiệu quả. Tác giả nhận định, KĐCL là một khâu trong quá trình quản lý chất lượng và chính KĐCL là phương pháp, là công cụ để đánh giá hệ thống ĐBCL bên trong của tổ chức đó. Công trình đã mô tả cụ thể từ khâu đăng ký, tự đánh giá, đánh giá ngoài đến công nhận KĐCL, cũng như mục đích, ý nghĩa, nội dung và chuẩn mực để đánh giá một CSGD theo các mô hình ĐBCL khác nhau [47].

Nguyễn Quang Giao (2010) với nghiên cứu về “Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học” đã khuyến nghị công tác ĐBCL trường ĐH cần thực hiện bốn chức năng cơ bản sau: (1) Xác lập chuẩn, (2) Xây dựng các quy trình,

(3) Xác định các tiêu chí đánh giá và (4) Vận hành, đo lường, đánh giá, thu thập và xử lí số liệu. Ngoài ra, các trường ĐH cần quan tâm tiếp cận với khách hàng ngay từ đầu và nắm rõ các yêu cầu của họ với triết lý khách hàng là trên hết và quan trọng là mọi bộ phận trong trường đều phải có trách nhiệm trong việc

ĐBCL, triển khai công tác ĐBCL là tiền đề cơ bản để các trường ĐH hướng đến xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong trường ĐH, nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường [48].

Phạm Xuân Thanh (2011) đã đưa ra mô hình ĐBCLGD đại học của Việt Nam [49] dựa trên mô hình châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương và AUN gồm ba cấu phần: Hệ thống ĐBCL bên trong của các trường ĐH, CĐ (các hoạt động tự đánh giá, giám sát chất lượng giáo dục); Hệ thống ĐBCL bên

ngoài nhà trường (các chủ trương, quy trình và công cụ đánh giá); Hệ thống các tổ chức ĐBCL (các tổ chức đánh giá ngoài và các tổ chức kiểm định độc lập). Bên cạnh đó, tác giả đề xuất hệ thống ĐBCL bên trong của các trường Việt Nam cơ bản dựa trên sự kết hợp các mô hình của châu Âu, AUN, APQN và phù hợp với bộ tiêu chuẩn theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ GD&ĐT gồm 10 tiêu chuẩn (61 tiêu chí). Hệ thống ĐBCL bên trong của các trường ở Việt Nam cơ bản giống hệ thống ĐBCL của AUN. Tuy nhiên, hoạt động thẩm định giữa các trường và sổ tay chất lượng chưa được đề cập trong bộ tiêu chuẩn này và đánh giá chất lượng của AUN có 7 mức (từ không đến xuất sắc) trong khi bộ tiêu chuẩn theo Quyết định 65 chỉ có hai mức: đạt và chưa đạt.

Mai Văn Cường, Nguyễn Tiến Công (2012) “Xây dựng hệ thống đảm

bảo chất lượng bên trong trường đại học theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh” đã khái quát hệ thống ĐBCL trong GDĐH theo hướng dẫn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) gồm ba yếu tố là ĐBCL bên trong, ĐBCL bên ngoài và KĐCL, trong đó ĐBCL bên trong được coi là thành phần cốt lõi với bốn thành tố cơ bản:

(i) hệ thống các công cụ giám sát; (ii) các công cụ đánh giá; (iii) các quy trình ĐBCL chuyên biệt; và (iv) các công cụ ĐBCL chuyên biệt [50]. Hệ thống ĐBCL bên trong trường ĐH đóng vai trò nòng cốt trong việc hình thành ĐBCL tại đơn vị. Quá trình tự đánh giá là một mắt xích quan trọng của hệ thống ĐBCL bên trong chứ không phải là kết quả của một quyết định hành chính. Nghiên cứu đã tập trung phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của hai thành tố là giám sát và đánh giá trong mô hình ĐBCL bên trong. Xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong tại các trường ĐH là yêu cầu tất yếu, cần được thực hiện thường xuyên và liên tục. Các tác giả đã khuyến cáo muốn làm được đòi hỏi sự quyết tâm cao không chỉ của lãnh đạo các cấp mà

còn của tất cả GV và NV, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn các mong đợi chính đáng của xã hội.

Đỗ Đình Thái (2014) với luận án tiến sĩ chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục “Mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học: so sánh đại học công lập và đại học tư thục” [51] đã xây dựng mô hình tiến trình nhận thức chất lượng, hỗ trợ phát hiện mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành văn hóa chất lượng (VHCL) trong trường ĐH. Xác định 11 giá trị VHCL cá nhân và 11 giá trị VHCL tập thể đều bị ảnh hưởng ít nhiều từ các hoạt động ĐBCL và các yếu tố có liên quan. Tác giả đã đề xuất một số biện pháp, giải pháp nhằm hình thành và phát triển VHCL từ các hoạt động ĐBCL trong trường ĐH. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa khảo sát rộng rãi các trường ĐH theo vùng miền, chưa nghiên cứu tác động của VHCL đến hoạt động ĐBCL.

Nguyễn Hữu Tú, chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ Y tế (2012 – 2014) “Nghiên cứu thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng của các trường đại học y và đề xuất giải pháp” với mục tiêu mô tả thực trạng mô hình hệ thống ĐBCL của các trường ĐH Y ở Việt Nam, đề xuất mô hình hệ thống ĐBCL phù hợp với các trường ĐH Y ở Việt Nam và các yêu cầu của Bộ GD&ĐT [52]. Tuy nhiên, đến nay kết quả nghiên cứu vẫn chưa được nghiệm thu và công bố.

Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội đang tiến hành tìm hiểu về đánh giá chất lượng CTĐT theo chuẩn AUN-QA nhằm mục tiêu hướng tới sự thừa nhận của quốc tế và nâng cao chất lượng đào tạo của trường [53].

1.4. Tổng quan nghiên cứu về các tiêu chuẩn, tiêu chí đảm bảo chất lượnggiáo dục y khoa

Một phần của tài liệu NGUYENTHEHIEN-LA (Trang 33 - 37)